Vừa qua, hai tổ chức Economist Intelligence Unit và PriceWaterHouseCoopers China đã đưa ra nhận định và dự đoán về xu hướng phát triển của các quốc gia trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Châu Á, trong đó tập trung chủ yếu vào khả năng tăng trưởng và mức độ hiện đại hóa.
Theo nhận định, nền thương mại điện tử của Nhật Bản được nhận định là tiên tiến nhất, với sự phát triển tinh vi hơn hẳn so với những nước khác ở Châu Á, tuy vẫn còn kém hơn so với các nước phương Tây.
Trung Quốc được kỳ vọng sẽ là nơi có sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất, trái ngược với những dự đoán dành cho Hongkong, nơi được cho là sẽ có khả năng gia tăng doanh thu chậm chạp.
Tính từ năm 2005, thương mại điện tử của Nhật đã tăng doanh thu đều đặn 17% mỗi năm, và theo các chuyên gia nhận định, con số này sẽ giữ vững ở mức 10% hàng năm cho tới năm 2015. Trong đó, nhà bán lẻ trực tuyến Ratuken đang chiếm ưu thế vượt trội tại nước này, khi chiếm tới 2/3 thị phần trong số 90 triệu người dùng Nhật Bản mua bán qua mạng.
Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng đang đạt mức chóng mặt. Có tới 1/3 trong số 420 triệu người dùng Internet nơi đây tham gia mua sắm trực tuyến.
Trong nửa đầu năm 2010, doanh thu thương mại điện tử của Trung Quốc tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Trung tâm thông tin mạng Internet của đất nước đông dân nhất thế giới, hồi tháng 7/2010, có 33% người dân Trung Quốc thanh toán qua Internet, tăng 28% kể từ tháng 1/2010.
Taobao - Nhà kinh doanh thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - đã tăng doanh thu 97% trong nửa đầu năm 2010, so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nền thương mại điện tử nơi đây vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề bảo mật trong giao dịch và sử dụng các loại thẻ tín dụng.
Tại Hongkong, thương mại điện tử đã được thiết lập nền tảng từ xưa, với sự phổ biến rộng rãi. Song từ khi người dân tại đây thích trải nghiệm mua sắm ngoài đời thực hơn, thì thương mại điện tử của Hongkong được dự đoán là sẽ tăng trưởng chậm hơn những nơi khác của Châu Á./.
Theo nhận định, nền thương mại điện tử của Nhật Bản được nhận định là tiên tiến nhất, với sự phát triển tinh vi hơn hẳn so với những nước khác ở Châu Á, tuy vẫn còn kém hơn so với các nước phương Tây.
Trung Quốc được kỳ vọng sẽ là nơi có sức tăng trưởng mạnh mẽ nhất, trái ngược với những dự đoán dành cho Hongkong, nơi được cho là sẽ có khả năng gia tăng doanh thu chậm chạp.
Tính từ năm 2005, thương mại điện tử của Nhật đã tăng doanh thu đều đặn 17% mỗi năm, và theo các chuyên gia nhận định, con số này sẽ giữ vững ở mức 10% hàng năm cho tới năm 2015. Trong đó, nhà bán lẻ trực tuyến Ratuken đang chiếm ưu thế vượt trội tại nước này, khi chiếm tới 2/3 thị phần trong số 90 triệu người dùng Nhật Bản mua bán qua mạng.
Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng đang đạt mức chóng mặt. Có tới 1/3 trong số 420 triệu người dùng Internet nơi đây tham gia mua sắm trực tuyến.
Trong nửa đầu năm 2010, doanh thu thương mại điện tử của Trung Quốc tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Trung tâm thông tin mạng Internet của đất nước đông dân nhất thế giới, hồi tháng 7/2010, có 33% người dân Trung Quốc thanh toán qua Internet, tăng 28% kể từ tháng 1/2010.
Taobao - Nhà kinh doanh thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - đã tăng doanh thu 97% trong nửa đầu năm 2010, so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nền thương mại điện tử nơi đây vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề bảo mật trong giao dịch và sử dụng các loại thẻ tín dụng.
Tại Hongkong, thương mại điện tử đã được thiết lập nền tảng từ xưa, với sự phổ biến rộng rãi. Song từ khi người dân tại đây thích trải nghiệm mua sắm ngoài đời thực hơn, thì thương mại điện tử của Hongkong được dự đoán là sẽ tăng trưởng chậm hơn những nơi khác của Châu Á./.
Văn Hưng (Vietnam+)