Ngày 29/12, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ tái khởi động chương trình hỗ trợ đầu tư và tín dụng cho khu vực tư nhân, thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đấu thầu được các dự án hạ tầng ở nước ngoài.
Với quyết định trên, JICA sẽ nối lại chương trình cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân sau 10 năm tạm ngừng.
Trước tiên, JICA có kế hoạch cung cấp vốn cho một doanh nghiệp có trụ sở ở thủ đô Tokyo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp này thực hiện dự án phát triển hạ tầng ngành nước có tổng trị giá 610 triệu USD ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, JICA đang hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tiếp cận các thị trường năng lượng tái sinh ở châu Á. Ở Việt Nam, JICA đã liên kết với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để thực hiện mục tiêu này.
Khi VDB cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện các dự án bảo tồn năng lượng, JICA sẽ giới thiệu các công nghệ môi trường tiên tiến của Nhật Bản cho các doanh nghiệp này. Cơ quan này cũng sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Cùng với Việt Nam, vào cuối năm nay, JICA dự định sẽ đề xuất với Chính phủ Indonesia xây dựng một hệ thống cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào việc phát triển năng lượng địa nhiệt một cách dễ dàng hơn ở quốc gia Đông Nam Á này. Các đề xuất này bao gồm việc đề nghị các doanh nghiệp quốc doanh của Indonesia mua điện của các dự án này với giá cố định.
Chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc cấp khoản vay ODA cho Philippines để giúp nước này thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc, đồng thời hỗ trợ về kinh tế cho các nước đang phát triển ở châu Á đang sử dụng, áp dụng công nghệ của các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản.
Xuất khẩu hạ tầng được kỳ vọng là một trong những biện pháp chủ yếu trong chiến lược tăng trưởng kinh tế được Chính phủ Nhật Bản vạch ra trong tháng sáu. Trong đó, Tokyo cam kết phục hồi hoạt động đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của các nước khác bằng ODA.
Đầu năm 2010, Nhật Bản đã quyết định sẽ hỗ trợ nguồn tài chính dài hạn với lãi suất thấp cho một số nước, nhằm thúc đẩy xuất khẩu liên quan tới các dự án cơ sở hạ tầng như hệ thống đường sắt, nhà máy điện hạt nhân./.
Với quyết định trên, JICA sẽ nối lại chương trình cấp vốn cho các doanh nghiệp tư nhân sau 10 năm tạm ngừng.
Trước tiên, JICA có kế hoạch cung cấp vốn cho một doanh nghiệp có trụ sở ở thủ đô Tokyo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp này thực hiện dự án phát triển hạ tầng ngành nước có tổng trị giá 610 triệu USD ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, JICA đang hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tiếp cận các thị trường năng lượng tái sinh ở châu Á. Ở Việt Nam, JICA đã liên kết với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để thực hiện mục tiêu này.
Khi VDB cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện các dự án bảo tồn năng lượng, JICA sẽ giới thiệu các công nghệ môi trường tiên tiến của Nhật Bản cho các doanh nghiệp này. Cơ quan này cũng sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về các công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Cùng với Việt Nam, vào cuối năm nay, JICA dự định sẽ đề xuất với Chính phủ Indonesia xây dựng một hệ thống cho phép các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia vào việc phát triển năng lượng địa nhiệt một cách dễ dàng hơn ở quốc gia Đông Nam Á này. Các đề xuất này bao gồm việc đề nghị các doanh nghiệp quốc doanh của Indonesia mua điện của các dự án này với giá cố định.
Chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc cấp khoản vay ODA cho Philippines để giúp nước này thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc, đồng thời hỗ trợ về kinh tế cho các nước đang phát triển ở châu Á đang sử dụng, áp dụng công nghệ của các công ty vừa và nhỏ của Nhật Bản.
Xuất khẩu hạ tầng được kỳ vọng là một trong những biện pháp chủ yếu trong chiến lược tăng trưởng kinh tế được Chính phủ Nhật Bản vạch ra trong tháng sáu. Trong đó, Tokyo cam kết phục hồi hoạt động đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của các nước khác bằng ODA.
Đầu năm 2010, Nhật Bản đã quyết định sẽ hỗ trợ nguồn tài chính dài hạn với lãi suất thấp cho một số nước, nhằm thúc đẩy xuất khẩu liên quan tới các dự án cơ sở hạ tầng như hệ thống đường sắt, nhà máy điện hạt nhân./.
(TTXVN/Vietnam+)