Tòa án thượng thẩm Nagoya ở Nhật Bản ngày thứ Sáu đã từ chối đơn kiện của một nông dân mất 40 năm đi tìm công lý cho vụ sát hại vợ, người tình của ông cùng ba phụ nữ khác, những người đã thiệt mạng sau khi uống rượu pha thuốc độc ở một vùng nông thôn năm 1961.
Tòa án đã “từ chối đơn kiện đòi xét xử lại” của ông Masaru Okunishi, 86 tuổi, về các vụ giết người này. Ông Okunishi vẫn có thể nộp yêu cầu của ông lên Tòa án tối cao Nhật Bản.
Okunishi bị giam giữ gần suốt bốn thập kỷ qua và đã liên tục kháng án khẳng định mình được tự do sau khi rút lại lời khai mà ông nói là bị ép cung trong phiên tòa ban đầu.
Nhưng thẩm phán Yasuo Shimoyama phán quyết rằng “lời nhận tội của ông ấy là hoàn toàn đầy đủ với nội dung cần thiết nhất”, theo hãng tin Jiji News.
Chánh thẩm phán nói bên nguyên đơn đã không trình đủ bằng chứng cho thấy loại thuốc trừ sâu mà Okunishi nói ông đã sử dụng không phải là chất độc tìm thấy trong rượu.
Tuy nhiên, Tổ chức ân xá quốc tế phản đối quyết định của tòa. “Án tử hình là hình phạt không thể đảo ngược và ông Okunishi nên có cơ hội được xét xử lại”, Ân xá quốc tế nói trong một tuyên bố, đồng thời kêu gọi tạm tha cho ông này vì tuổi tác và trên cơ sở nhân đạo.
Năm 1961, năm phụ nữ đã thiệt mạng và 12 người khác bị nhiễm độc sau khi uống loại rượu có pha hóa chất nông nghiệp trong một buổi tụ tập cộng đồng ở thị trấn nhỏ Nabari, miền trung Nhật Bản.
Okunishi ban đầu nói với cảnh sát ông đã cho loại hóa chất chết người vào để sát hại vợ và người tình nhằm chấm dứt cuộc tình tay ba phức tạp của họ.
Nhưng ông rút lại lời khai vào năm 1964 và tòa án quận Tsu đã thả Okunishi vì lý do thiếu chứng cứ. Tuy nhiên, bên công tố đã kháng án và tòa thượng thẩm Nagoya lật lại phán quyết của tòa cấp thấp hơn, tuyên ông tử hình vào năm 1969, một quyết định được Tòa án tối cao Nhật Bản giữ nguyên vào năm 1972.
Kể từ đó, ông trở thành tù nhân đợi thi hành án tử hình lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, bất chấp việc các luật sư của ông kiên trì đòi xét xử lại trên cơ sở các nạn nhân thiệt mạng do các loại hóa chất khác nhau.
Ngoài Mỹ, Nhật Bản là nước phát triển duy nhất vẫn còn án tử hình./.
Tòa án đã “từ chối đơn kiện đòi xét xử lại” của ông Masaru Okunishi, 86 tuổi, về các vụ giết người này. Ông Okunishi vẫn có thể nộp yêu cầu của ông lên Tòa án tối cao Nhật Bản.
Okunishi bị giam giữ gần suốt bốn thập kỷ qua và đã liên tục kháng án khẳng định mình được tự do sau khi rút lại lời khai mà ông nói là bị ép cung trong phiên tòa ban đầu.
Nhưng thẩm phán Yasuo Shimoyama phán quyết rằng “lời nhận tội của ông ấy là hoàn toàn đầy đủ với nội dung cần thiết nhất”, theo hãng tin Jiji News.
Chánh thẩm phán nói bên nguyên đơn đã không trình đủ bằng chứng cho thấy loại thuốc trừ sâu mà Okunishi nói ông đã sử dụng không phải là chất độc tìm thấy trong rượu.
Tuy nhiên, Tổ chức ân xá quốc tế phản đối quyết định của tòa. “Án tử hình là hình phạt không thể đảo ngược và ông Okunishi nên có cơ hội được xét xử lại”, Ân xá quốc tế nói trong một tuyên bố, đồng thời kêu gọi tạm tha cho ông này vì tuổi tác và trên cơ sở nhân đạo.
Năm 1961, năm phụ nữ đã thiệt mạng và 12 người khác bị nhiễm độc sau khi uống loại rượu có pha hóa chất nông nghiệp trong một buổi tụ tập cộng đồng ở thị trấn nhỏ Nabari, miền trung Nhật Bản.
Okunishi ban đầu nói với cảnh sát ông đã cho loại hóa chất chết người vào để sát hại vợ và người tình nhằm chấm dứt cuộc tình tay ba phức tạp của họ.
Nhưng ông rút lại lời khai vào năm 1964 và tòa án quận Tsu đã thả Okunishi vì lý do thiếu chứng cứ. Tuy nhiên, bên công tố đã kháng án và tòa thượng thẩm Nagoya lật lại phán quyết của tòa cấp thấp hơn, tuyên ông tử hình vào năm 1969, một quyết định được Tòa án tối cao Nhật Bản giữ nguyên vào năm 1972.
Kể từ đó, ông trở thành tù nhân đợi thi hành án tử hình lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, bất chấp việc các luật sư của ông kiên trì đòi xét xử lại trên cơ sở các nạn nhân thiệt mạng do các loại hóa chất khác nhau.
Ngoài Mỹ, Nhật Bản là nước phát triển duy nhất vẫn còn án tử hình./.
Trần Trọng (Vietnam+)