Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu địa chấn, Đại học Tokyo, Nhật Bản tuyên bố họ vừa nghiên cứu hệ thống quan sát núi lửa ba chiều bằng cách lợi dụng tia của một hạt cơ bản.
Hệ thống này được cung cấp điện lực bởi pin năng lượng mặt trời, vì thế sẽ giúp giải quyết vấn đề trước kia chúng ta chỉ quan sát được bề mặt núi lửa do thiếu sự cung ứng điện lực xung quanh núi lửa.
Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là Phó giáo sư Tanaka Hiroyuki, thuộc Viện nghiên cứu địa chấn, Đại học Tokyo đã nghiên cứu hệ thống này bằng cách lợi dụng tia muon (νμ).
Muon (νμ) có khả năng xuyên rất mạnh, đối với khu vực có mật độ vật thể thấp, nó đều có thể xuyên qua. Tuy nhiên, đối với khu vực có mật độ vật thể cao, nó sẽ bị hấp thụ một phần.
Vận dụng nguyên lý này của tia muon (νμ) để quan sát núi lửa có thể tạo ra được hình ảnh quang cảnh tương tự như bức ảnh chụp bằng tia X-quang.
Khi sử dụng hệ thống này, trước tiên tiến hành lắp đặt hai thiết bị kiểm tra tia muon (νμ) xung quanh núi lửa theo một góc thẳng đứng.
Sau khi ghi chép số liệu tia muon (νμ), thiết bị này sẽ truyền tải về máy tính được đặt ở vị trí cách xa núi lửa theo đường truyền Wireless LAN để tiến hành phân tích không gian ba chiều thời gian thực đối với tình hình bên trong núi lửa.
Thông thường xung quanh núi lửa không có nguồn điện, trong khi đó thiết bị kiểm tra cỡ lớn có tính năng cao lại tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế rất khó để ứng dụng thực tế.
Xuất phát từ khó khăn này, các nhà khoa học đã tiến hành cải tiến ống nhân quang (Photomultiplier tube) của thiết bị kiểm tra, qua đó hạ thấp mức độ tiêu hao điện lực và đảm bảo thiết bị có thể hoạt động xung quanh núi lửa bằng điện lực từ hệ thống pin năng lượng mặt trời./.
Hệ thống này được cung cấp điện lực bởi pin năng lượng mặt trời, vì thế sẽ giúp giải quyết vấn đề trước kia chúng ta chỉ quan sát được bề mặt núi lửa do thiếu sự cung ứng điện lực xung quanh núi lửa.
Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là Phó giáo sư Tanaka Hiroyuki, thuộc Viện nghiên cứu địa chấn, Đại học Tokyo đã nghiên cứu hệ thống này bằng cách lợi dụng tia muon (νμ).
Muon (νμ) có khả năng xuyên rất mạnh, đối với khu vực có mật độ vật thể thấp, nó đều có thể xuyên qua. Tuy nhiên, đối với khu vực có mật độ vật thể cao, nó sẽ bị hấp thụ một phần.
Vận dụng nguyên lý này của tia muon (νμ) để quan sát núi lửa có thể tạo ra được hình ảnh quang cảnh tương tự như bức ảnh chụp bằng tia X-quang.
Khi sử dụng hệ thống này, trước tiên tiến hành lắp đặt hai thiết bị kiểm tra tia muon (νμ) xung quanh núi lửa theo một góc thẳng đứng.
Sau khi ghi chép số liệu tia muon (νμ), thiết bị này sẽ truyền tải về máy tính được đặt ở vị trí cách xa núi lửa theo đường truyền Wireless LAN để tiến hành phân tích không gian ba chiều thời gian thực đối với tình hình bên trong núi lửa.
Thông thường xung quanh núi lửa không có nguồn điện, trong khi đó thiết bị kiểm tra cỡ lớn có tính năng cao lại tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế rất khó để ứng dụng thực tế.
Xuất phát từ khó khăn này, các nhà khoa học đã tiến hành cải tiến ống nhân quang (Photomultiplier tube) của thiết bị kiểm tra, qua đó hạ thấp mức độ tiêu hao điện lực và đảm bảo thiết bị có thể hoạt động xung quanh núi lửa bằng điện lực từ hệ thống pin năng lượng mặt trời./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)