Theo phóng viên Vietnam+ tại Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản ngày 1/6 đặt ra quy định hạn chế xuất chè nếu hàm lượng chất phóng xạ Ceasium vượt quá 500 becquerel/kg.
Quy định này áp dụng đối với cả chè tươi và trà mạn (aracha), loại trà sấy khô từ chè tươi. Về vấn đề này, chủ trương hạn chế chè xanh theo quy định đã được quyết định từ trước nhưng liên quan đến trà mạn, Bộ Lao động và Phúc lợi Nhật Bản một mặt giữ quy định tương tự với chè tươi nhưng mặt khác lại chịu sức ép từ phía Bộ Nông Lâm Thủy sản, các hiệp hội và các nhà sản xuất chè vốn lâu nay vẫn lên tiếng phản đối ý định áp dụng hạn chế đối với trà mạn.
Liên quan đến tranh cãi xung quanh chủ trương hạn chế xuất trà, mạng Asahi Shimbun cho rằng nồng độ chất Ceasium có trong chè tươi nếu trong trường hợp đúng tiêu chuẩn 500 becquerel/kg, được phép xuất, thì khi sấy khô, hàm lượng đó sẽ vượt tiêu chuẩn cho phép tới 5 lần, tức là 2.500 becquerel/kg.
Tuy nhiên, nếu chế biến trà mạn thành nước uống đóng chai thì hàm lượng Ceasium cũng bị pha loãng và giảm đi đáng kể. Do đó vấn đề đặt ra là quy định này cần áp dụng vào công đoạn nào của việc sản xuất và chế biến chè cũng như các sản phẩm phái sinh từ chè tươi.
Theo mạng tin Yomiuri Shimbun, chủ trương của Chính phủ Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh mới đây cơ quan chức năng phát hiện hàm lượng chất Ceasium trong sản phẩm trà của 6 tỉnh miền Đông, trong đó có Kanagawa và Ibaraki, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, Bộ Nông Lâm Thủy sản và tỉnh Shizuoka cho rằng việc tiến hành kiểm tra hàm lượng Ceasium trong chè xanh đang trong công đoạn chế biến ở vùng nguyên liệu chè là không cần thiết.
Trong khi Bộ Lao động và Phúc lợi yêu cầu các hiệp hội chè tiến hành kiểm tra đối với cả trà mạn sấy khô có nồng độ chất phóng xạ cao nhưng tỉnh Shizuoka vẫn chưa tiến hành. Như vậy, những lô trà khô chưa qua kiểm tra vẫn được lưu hành trên thị trường. Không chỉ dùng cho các thực khách mê trà, chè tươi và trà mạn còn được chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau và khá thịnh hành ở đất nước mặt trời mọc.
Như vậy, tiêu chuẩn Ceasium trong chè là 500 becquerel, giống với quy định trong rau tươi trong khi quy định đối với các sản phẩm dưới dạng đồ uống đóng chai chiết xuất từ lá chè sẽ là 200 becquerel, giống như các đồ uống khác.
Theo Yomiuri, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể dựa vào những tiêu chuẩn đo lường này để hạn chế hay cấm xuất chè đối với các chủ thể kinh doanh./.
Quy định này áp dụng đối với cả chè tươi và trà mạn (aracha), loại trà sấy khô từ chè tươi. Về vấn đề này, chủ trương hạn chế chè xanh theo quy định đã được quyết định từ trước nhưng liên quan đến trà mạn, Bộ Lao động và Phúc lợi Nhật Bản một mặt giữ quy định tương tự với chè tươi nhưng mặt khác lại chịu sức ép từ phía Bộ Nông Lâm Thủy sản, các hiệp hội và các nhà sản xuất chè vốn lâu nay vẫn lên tiếng phản đối ý định áp dụng hạn chế đối với trà mạn.
Liên quan đến tranh cãi xung quanh chủ trương hạn chế xuất trà, mạng Asahi Shimbun cho rằng nồng độ chất Ceasium có trong chè tươi nếu trong trường hợp đúng tiêu chuẩn 500 becquerel/kg, được phép xuất, thì khi sấy khô, hàm lượng đó sẽ vượt tiêu chuẩn cho phép tới 5 lần, tức là 2.500 becquerel/kg.
Tuy nhiên, nếu chế biến trà mạn thành nước uống đóng chai thì hàm lượng Ceasium cũng bị pha loãng và giảm đi đáng kể. Do đó vấn đề đặt ra là quy định này cần áp dụng vào công đoạn nào của việc sản xuất và chế biến chè cũng như các sản phẩm phái sinh từ chè tươi.
Theo mạng tin Yomiuri Shimbun, chủ trương của Chính phủ Nhật Bản được đưa ra trong bối cảnh mới đây cơ quan chức năng phát hiện hàm lượng chất Ceasium trong sản phẩm trà của 6 tỉnh miền Đông, trong đó có Kanagawa và Ibaraki, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, Bộ Nông Lâm Thủy sản và tỉnh Shizuoka cho rằng việc tiến hành kiểm tra hàm lượng Ceasium trong chè xanh đang trong công đoạn chế biến ở vùng nguyên liệu chè là không cần thiết.
Trong khi Bộ Lao động và Phúc lợi yêu cầu các hiệp hội chè tiến hành kiểm tra đối với cả trà mạn sấy khô có nồng độ chất phóng xạ cao nhưng tỉnh Shizuoka vẫn chưa tiến hành. Như vậy, những lô trà khô chưa qua kiểm tra vẫn được lưu hành trên thị trường. Không chỉ dùng cho các thực khách mê trà, chè tươi và trà mạn còn được chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau và khá thịnh hành ở đất nước mặt trời mọc.
Như vậy, tiêu chuẩn Ceasium trong chè là 500 becquerel, giống với quy định trong rau tươi trong khi quy định đối với các sản phẩm dưới dạng đồ uống đóng chai chiết xuất từ lá chè sẽ là 200 becquerel, giống như các đồ uống khác.
Theo Yomiuri, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể dựa vào những tiêu chuẩn đo lường này để hạn chế hay cấm xuất chè đối với các chủ thể kinh doanh./.
Cao Phong (Vietnam+)