Công ty phát triển điện lực Nhật Bản (J-Power) ngày 1/10 đã nối lại việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Oma ở tỉnh Aomori.
Đây là công ty điện lực đầu tiên ở Nhật Bản tái khởi động công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân kể từ khi xảy ra sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 hồi đầu năm ngoái.
Do cuộc khủng hoảng hạt nhân dẫn đến việc đình chỉ dự án trên, Chủ tịch J-Power Masayoshi Kitamura cho rằng nhà máy sẽ đi vào hoạt động chậm hơn ít nhất 18 tháng so với kế hoạch ban đầu dự kiến vào tháng 11/2014.
Ông Kitamura đã tới Oma và hai làng gần kề để giải thích về việc nối lại công tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân và ba địa phương này đã chấp nhận quyết định của công ty J-Power.
Thị trưởng thị trấn Oma Mitsuharu Kanazawa nói rằng ông thấy được giải tỏa gánh nặng khi J-Power nối lại thực hiện dự án có lợi cho thị trấn này vì nó tạo ra việc làm, nhưng chính quyền các địa phương nằm xa địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân này lại tỏ ra lo ngại về các tác động xấu mà họ có thể phải đối mặt nếu xảy ra sự cố hạt nhân.
Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Hakodate ở Hokkaido - được phân cách bằng một eo biển nhưng vẫn nằm trong phạm vi bán kính 30km từ nhà máy, nói rằng ông muốn khởi kiện để ngừng dự án này.
Việc nối lại công việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Oma được thực hiện sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép các công ty điện lực tiếp tục xây dựng các lò phản ứng mới do họ đã giành được “giấy phép” của các chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, quyết định này cũng được cho là mâu thuẫn với tuyên bố của chính phủ Nhật Bản rằng sẽ loại bỏ phụ thuộc vào điện hạt nhân vào năm 2030 và không cho phép xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới theo chiến lược năng lượng của chính phủ được soạn thảo trong tháng Chín vừa qua.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano đã nói tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng tùy các công ty điện lực quyết định có nối lại việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không, nhưng Ủy ban quy định hạt nhân mới của Nhật Bản sẽ kiểm tra sự an toàn của nhà máy trước khi nó bắt đầu hoạt động.
J-Power đã bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân Oma vào tháng 5/2008, dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 11/2014. Tuy nhiên, sau khi 40% công việc xây dựng được hoàn tất, dự án này bị đình chỉ sau sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986.
J-Power cho biết loại lò phản ứng nước sôi tiên tiến sẽ được lắp đặt tại nhà máy Oma với kế hoạch sử dụng nhiên liệu ôxit hỗn hợp (MOX) giữa plutonium và uranium, trong đó có plutonium được triết xuất từ nhiên liệu đã qua sử dụng. Công ty này khẳng định “nhà máy sẽ rất an toàn và tin cậy do sử dụng công nghệ tiên tiến nhất.”
Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân trước khi xảy ra sự cố Fukushima 1, trong đó việc xây dựng lò số 3 tại Nhà máy điện hạt nhân Shimane của Công ty điện lực Chugoku ở tỉnh Shimane đã gần hoàn tất.
Ngược lại, có ít tiến bộ với lò phản ứng số 1 tại Nhà máy điện hạt nhân Higashidori của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Aomori. Triển vọng nối lại công việc xây dựng tại nhà máy này rất mờ nhạt vì TEPCO đang tập trung nỗ lực khắc phục sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có chín lò phản ứng khác đã được lên kế hoạch xây dựng, nhưng chưa khởi công./.
Đây là công ty điện lực đầu tiên ở Nhật Bản tái khởi động công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân kể từ khi xảy ra sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 hồi đầu năm ngoái.
Do cuộc khủng hoảng hạt nhân dẫn đến việc đình chỉ dự án trên, Chủ tịch J-Power Masayoshi Kitamura cho rằng nhà máy sẽ đi vào hoạt động chậm hơn ít nhất 18 tháng so với kế hoạch ban đầu dự kiến vào tháng 11/2014.
Ông Kitamura đã tới Oma và hai làng gần kề để giải thích về việc nối lại công tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân và ba địa phương này đã chấp nhận quyết định của công ty J-Power.
Thị trưởng thị trấn Oma Mitsuharu Kanazawa nói rằng ông thấy được giải tỏa gánh nặng khi J-Power nối lại thực hiện dự án có lợi cho thị trấn này vì nó tạo ra việc làm, nhưng chính quyền các địa phương nằm xa địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân này lại tỏ ra lo ngại về các tác động xấu mà họ có thể phải đối mặt nếu xảy ra sự cố hạt nhân.
Trong khi đó, Thị trưởng thành phố Hakodate ở Hokkaido - được phân cách bằng một eo biển nhưng vẫn nằm trong phạm vi bán kính 30km từ nhà máy, nói rằng ông muốn khởi kiện để ngừng dự án này.
Việc nối lại công việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Oma được thực hiện sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định cho phép các công ty điện lực tiếp tục xây dựng các lò phản ứng mới do họ đã giành được “giấy phép” của các chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, quyết định này cũng được cho là mâu thuẫn với tuyên bố của chính phủ Nhật Bản rằng sẽ loại bỏ phụ thuộc vào điện hạt nhân vào năm 2030 và không cho phép xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới theo chiến lược năng lượng của chính phủ được soạn thảo trong tháng Chín vừa qua.
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yukio Edano đã nói tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng tùy các công ty điện lực quyết định có nối lại việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân hay không, nhưng Ủy ban quy định hạt nhân mới của Nhật Bản sẽ kiểm tra sự an toàn của nhà máy trước khi nó bắt đầu hoạt động.
J-Power đã bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân Oma vào tháng 5/2008, dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 11/2014. Tuy nhiên, sau khi 40% công việc xây dựng được hoàn tất, dự án này bị đình chỉ sau sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986.
J-Power cho biết loại lò phản ứng nước sôi tiên tiến sẽ được lắp đặt tại nhà máy Oma với kế hoạch sử dụng nhiên liệu ôxit hỗn hợp (MOX) giữa plutonium và uranium, trong đó có plutonium được triết xuất từ nhiên liệu đã qua sử dụng. Công ty này khẳng định “nhà máy sẽ rất an toàn và tin cậy do sử dụng công nghệ tiên tiến nhất.”
Chính phủ Nhật Bản đã cho phép xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân trước khi xảy ra sự cố Fukushima 1, trong đó việc xây dựng lò số 3 tại Nhà máy điện hạt nhân Shimane của Công ty điện lực Chugoku ở tỉnh Shimane đã gần hoàn tất.
Ngược lại, có ít tiến bộ với lò phản ứng số 1 tại Nhà máy điện hạt nhân Higashidori của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) ở tỉnh Aomori. Triển vọng nối lại công việc xây dựng tại nhà máy này rất mờ nhạt vì TEPCO đang tập trung nỗ lực khắc phục sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Ngoài ra, Nhật Bản còn có chín lò phản ứng khác đã được lên kế hoạch xây dựng, nhưng chưa khởi công./.
M.Sơn/Tokyo (Vietnam+)