Xây dựng nhà máy điện hạt nhân đang là một xu hướng đúng đắn để phát triển của nhiều nền kinh tế nhằm bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt.
Cũng vì thế, sự kiện các vụ nổ liên tiếp ở các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử Fukushima (Nhật Bản) sau cơn động đất và sóng thần vừa xảy ra đang là tâm điểm chú ý khi bàn về ngành công nghiệp này.
Tại Việt Nam, dư luận cũng rất quan tâm đến vấn đề này khi chúng ta chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Trong buổi gặp gỡ với báo chí do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 16/3, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, cho hay Bộ sẽ tổ chức nghiên cứu chặt chẽ, đầy đủ để rút ra bài học kinh nghiệm khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Ông Tấn cũng nói rằng lò phản ứng số 1 và 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima được xây dựng vào những năm 1960, thuộc loại lò thế hệ công nghệ cũ (khoảng cuối thế hệ 1, đầu thế hệ 2).
Hạn chế công nghệ này là hệ thống an toàn cần sự can thiệp của con người. Khi sự cố xảy ra, các hệ thống dừng lò khẩn cấp của Fukushima đã hoạt động đúng theo chức năng được thiết kế. Máy phát điện diesel dự phòng đã hoạt động ngay sau khi mất điện để cung cấp điện cho hệ thống làm mát khẩn cấp. Tuy nhiên, khi sóng thần ập đến, làm tê liệt máy phát điện, gây ra sự cố.
“Hiện nay, công nghệ xây dựng lò phản ứng hạt nhân đã rất hiện đại. Chúng tôi khuyến cáo lựa chọn công nghệ thế hệ thứ 3 hoặc 3+ để bảo đảm an toàn hơn,” ông Tấn nói.
Tiến sĩ Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, thì cho hay nhà máy điện Fukushima được thiết kế chống động đất ở cường độ 7,3 độ Richter nên không tránh được sự cố trong trận động đất lên tới 9 độ Richter vừa qua. Tại Việt Nam, chúng ta phải tính toán thiết kế để đề phòng động đất có thể xảy ra.
Ông Nhân cũng nhấn mạnh vào yếu tố đào tạo con người để vận hành khi có sự cố. Ngoài ra, cần có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành, bảo dưỡng, xây dựng nhà máy điện hạt nhân để bảo đảm an toàn.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học tập mô hình ứng phó khẩn cấp khi có sự cố của Nhật Bản trong việc sơ tán người dân đến nơi an toàn. Ông Đặng Thanh Lương, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân cho rằng, cần xây dựng Trung tâm ứng phó sự cố cấp quốc gia và địa phương để xử lý khi có trường hợp khẩn cấp.
Trả lời câu hỏi về việc nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được thiết kế chống động đất ở cấp độ bao nhiêu, ông Tấn cho hay phải căn cứ vào tình hình thực tế xem tiêu chí động đất ở khu vực ấy liệu lên đến cường độ bao nhiêu.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng thông tư liên quan đến địa điểm xây dựng. Thông tư này đang được xin ý kiến các Bộ, ngành và sau khi lựa chọn được địa điểm cụ thể sẽ yêu cầu khảo sát, thiết kế theo tình hình thực tế.
Tuy nhiên, ông Tấn cũng cho biết, khi lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ xem xét những yêu cầu như: hoạt động của tự nhiên (sóng thần, động đất…), hoạt động của con người gây mất ảnh hưởng nhà máy và nhà máy liệu có ảnh hưởng đến người dân hay không./.
Cũng vì thế, sự kiện các vụ nổ liên tiếp ở các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy điện nguyên tử Fukushima (Nhật Bản) sau cơn động đất và sóng thần vừa xảy ra đang là tâm điểm chú ý khi bàn về ngành công nghiệp này.
Tại Việt Nam, dư luận cũng rất quan tâm đến vấn đề này khi chúng ta chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Trong buổi gặp gỡ với báo chí do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 16/3, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, cho hay Bộ sẽ tổ chức nghiên cứu chặt chẽ, đầy đủ để rút ra bài học kinh nghiệm khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Ông Tấn cũng nói rằng lò phản ứng số 1 và 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima được xây dựng vào những năm 1960, thuộc loại lò thế hệ công nghệ cũ (khoảng cuối thế hệ 1, đầu thế hệ 2).
Hạn chế công nghệ này là hệ thống an toàn cần sự can thiệp của con người. Khi sự cố xảy ra, các hệ thống dừng lò khẩn cấp của Fukushima đã hoạt động đúng theo chức năng được thiết kế. Máy phát điện diesel dự phòng đã hoạt động ngay sau khi mất điện để cung cấp điện cho hệ thống làm mát khẩn cấp. Tuy nhiên, khi sóng thần ập đến, làm tê liệt máy phát điện, gây ra sự cố.
“Hiện nay, công nghệ xây dựng lò phản ứng hạt nhân đã rất hiện đại. Chúng tôi khuyến cáo lựa chọn công nghệ thế hệ thứ 3 hoặc 3+ để bảo đảm an toàn hơn,” ông Tấn nói.
Tiến sĩ Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, thì cho hay nhà máy điện Fukushima được thiết kế chống động đất ở cường độ 7,3 độ Richter nên không tránh được sự cố trong trận động đất lên tới 9 độ Richter vừa qua. Tại Việt Nam, chúng ta phải tính toán thiết kế để đề phòng động đất có thể xảy ra.
Ông Nhân cũng nhấn mạnh vào yếu tố đào tạo con người để vận hành khi có sự cố. Ngoài ra, cần có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành, bảo dưỡng, xây dựng nhà máy điện hạt nhân để bảo đảm an toàn.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần học tập mô hình ứng phó khẩn cấp khi có sự cố của Nhật Bản trong việc sơ tán người dân đến nơi an toàn. Ông Đặng Thanh Lương, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân cho rằng, cần xây dựng Trung tâm ứng phó sự cố cấp quốc gia và địa phương để xử lý khi có trường hợp khẩn cấp.
Trả lời câu hỏi về việc nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được thiết kế chống động đất ở cấp độ bao nhiêu, ông Tấn cho hay phải căn cứ vào tình hình thực tế xem tiêu chí động đất ở khu vực ấy liệu lên đến cường độ bao nhiêu.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng thông tư liên quan đến địa điểm xây dựng. Thông tư này đang được xin ý kiến các Bộ, ngành và sau khi lựa chọn được địa điểm cụ thể sẽ yêu cầu khảo sát, thiết kế theo tình hình thực tế.
Tuy nhiên, ông Tấn cũng cho biết, khi lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ xem xét những yêu cầu như: hoạt động của tự nhiên (sóng thần, động đất…), hoạt động của con người gây mất ảnh hưởng nhà máy và nhà máy liệu có ảnh hưởng đến người dân hay không./.
Trung Hiền (Vietnam+)