Theo bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, trong năm qua, một số đơn vị sự nghiệp công lập khi mở rộng hoạt động dịch vụ như liên doanh, liên kết còn chạy theo số lượng dịch vụ mà không quan tâm tới chất lượng hoạt động, lạm dụng kĩ thuật để tăng thu.
Đánh giá lại việc quản lý các đơn vị sự nghiệp công, Thứ trưởng Minh cho rằng, trong năm vừa qua, song song với việc đổi mới cơ chế chính sách, Nhà nước đã ưu tiên dành nguồn vốn cho phát triển cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công như trong lĩnh vực y tế, giáo dục…
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính đánh giá, ngoài những thành tựu đạt được, vấn đề quản lý đơn vị sự nghiệp công lập vẫn tồn tại hạn chế, đặc biệt là việc một số đơn vị chỉ chăm chăm vào doanh thu mà chưa để ý tới chất lượng.
Ngoài ra, chính sách hai giá vẫn được duy trì trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công dấn tới sự quá tải đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập chưa được đổi mới đồng bộ.
“Các đơn vị sự nghiệp công lập chưa thực sự tự chủ tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế tài chính dẫn đến chất lượng và hiệu quả cung ứng các dịch vụ sự nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng tốt nhu cầu xã hội,” Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh.
Đồng ý với điều này, ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, thực tế cho thấy, nhiều đơn vị công có chất lượng dịch vụ rất kém. Bên cạnh đó, một số dịch vụ chất lượng khá nhưng thu quá cao cũng khó giúp người dân tiếp cận được những cơ sở này.
Ông Tưởng cũng đưa ra thực trạng, nhiều trường học thu chính thức thì ít nhưng những khoản không chính thức thì khó mà thống kê hết, nhất là qua các hội cha mẹ học sinh.
Bởi thế, ông Tưởng để xuất cần từng bước tăng cường quản lý Nhà nước hơn nữa với những đơn vị sự nghiệp công lập.
“Cần xác định rõ mức độ can thiệp của Nhà nước tới đâu, can thiệp như thế nào và làm sao để can thiêp với những cơ sở sự nghiệp công lập,” ông Tưởng đưa ra ý kiến.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh, nhiệm vụ hướng tới của năm sau nhằm cải thiện dịch vụ công là làm sao đảm bảo công bằng, chất lượng, hiệu quả.
Muốn thế, bà Minh đưa ra một số giải pháp, trong đó tập trung việc thực hiện minh bạch hoá các hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập, khắc phục tình trạng công-tư lẫn lộn.
Ngoài ra, cơ chế tài chính đối với nhóm này cũng cần đổi mới theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội
“Ngoài ra, có thể thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần với một số đơn vị sự nghiệp công lập mới thành lập, các đơn vị thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá,” bà Minh đề xuất./.
Đánh giá lại việc quản lý các đơn vị sự nghiệp công, Thứ trưởng Minh cho rằng, trong năm vừa qua, song song với việc đổi mới cơ chế chính sách, Nhà nước đã ưu tiên dành nguồn vốn cho phát triển cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công như trong lĩnh vực y tế, giáo dục…
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính đánh giá, ngoài những thành tựu đạt được, vấn đề quản lý đơn vị sự nghiệp công lập vẫn tồn tại hạn chế, đặc biệt là việc một số đơn vị chỉ chăm chăm vào doanh thu mà chưa để ý tới chất lượng.
Ngoài ra, chính sách hai giá vẫn được duy trì trong việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công dấn tới sự quá tải đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý và phương thức hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập chưa được đổi mới đồng bộ.
“Các đơn vị sự nghiệp công lập chưa thực sự tự chủ tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế tài chính dẫn đến chất lượng và hiệu quả cung ứng các dịch vụ sự nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng tốt nhu cầu xã hội,” Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nhấn mạnh.
Đồng ý với điều này, ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng, thực tế cho thấy, nhiều đơn vị công có chất lượng dịch vụ rất kém. Bên cạnh đó, một số dịch vụ chất lượng khá nhưng thu quá cao cũng khó giúp người dân tiếp cận được những cơ sở này.
Ông Tưởng cũng đưa ra thực trạng, nhiều trường học thu chính thức thì ít nhưng những khoản không chính thức thì khó mà thống kê hết, nhất là qua các hội cha mẹ học sinh.
Bởi thế, ông Tưởng để xuất cần từng bước tăng cường quản lý Nhà nước hơn nữa với những đơn vị sự nghiệp công lập.
“Cần xác định rõ mức độ can thiệp của Nhà nước tới đâu, can thiệp như thế nào và làm sao để can thiêp với những cơ sở sự nghiệp công lập,” ông Tưởng đưa ra ý kiến.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh, nhiệm vụ hướng tới của năm sau nhằm cải thiện dịch vụ công là làm sao đảm bảo công bằng, chất lượng, hiệu quả.
Muốn thế, bà Minh đưa ra một số giải pháp, trong đó tập trung việc thực hiện minh bạch hoá các hoạt động liên doanh, liên kết của các đơn vị sự nghiệp công lập, khắc phục tình trạng công-tư lẫn lộn.
Ngoài ra, cơ chế tài chính đối với nhóm này cũng cần đổi mới theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội
“Ngoài ra, có thể thực hiện thí điểm góp vốn cổ phần với một số đơn vị sự nghiệp công lập mới thành lập, các đơn vị thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi tiến hành cổ phần hoá,” bà Minh đề xuất./.
Xuân Dũng (Vietnam+)