Trong những ngày qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác cứu đê, nhưng hiện nay nhiều đoạn đê biển Tây thuộc địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đang đứng trước nguy cơ bị vỡ.
Theo nhiều người dân sinh sống ven đê cho biết, đê sạt lở là chuyện thường xuyên, nhưng tình trạng sạt lở nghiêm trọng như hiện nay rất hiếm thấy.
Nguyên nhân là do từ đầu năm đến nay biển Tây liên tục có dông, gió mạnh, có lúc gió mạnh lên tới cấp 8 cấp 9. Sóng biển cao hai ba mét đập vào bờ, khiến cho đê bị sạt lở rất nhanh.
Theo báo cáo từ Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, có nhiều đoạn đê đã bị nước biển xâm chiếm tới nửa đê. Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau đã huy động các lực lượng tham gia cứu đê.
Trước mắt, tỉnh dùng biện pháp lấy cây gỗ làm hàng rào chắn bên ngoài, đổ đá, cát bên trong. Tuy nhiên, sự cố gắng trên chưa mang lại kết quả, do sóng to gió lớn ập vào chân đê suốt cả ngày và đêm. Về cơ bản lâu dài, tỉnh đang nghiên cứu đề án khả thi để bảo đảm cho đê biển tồn tại bền vững.
Chủ trương của chính quyền địa phương là bằng mọi giá không để cho đê bị vỡ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến 200.000ha đất sản xuất nông nghiệp, đời sống của hàng trăm hộ dân, gây hậu quả xấu đến môi trường tự nhiên./.
Theo nhiều người dân sinh sống ven đê cho biết, đê sạt lở là chuyện thường xuyên, nhưng tình trạng sạt lở nghiêm trọng như hiện nay rất hiếm thấy.
Nguyên nhân là do từ đầu năm đến nay biển Tây liên tục có dông, gió mạnh, có lúc gió mạnh lên tới cấp 8 cấp 9. Sóng biển cao hai ba mét đập vào bờ, khiến cho đê bị sạt lở rất nhanh.
Theo báo cáo từ Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, có nhiều đoạn đê đã bị nước biển xâm chiếm tới nửa đê. Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau đã huy động các lực lượng tham gia cứu đê.
Trước mắt, tỉnh dùng biện pháp lấy cây gỗ làm hàng rào chắn bên ngoài, đổ đá, cát bên trong. Tuy nhiên, sự cố gắng trên chưa mang lại kết quả, do sóng to gió lớn ập vào chân đê suốt cả ngày và đêm. Về cơ bản lâu dài, tỉnh đang nghiên cứu đề án khả thi để bảo đảm cho đê biển tồn tại bền vững.
Chủ trương của chính quyền địa phương là bằng mọi giá không để cho đê bị vỡ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến 200.000ha đất sản xuất nông nghiệp, đời sống của hàng trăm hộ dân, gây hậu quả xấu đến môi trường tự nhiên./.
Trần Thành Nên (TTXVN/Vietnam+)