Trong năm 2012 toàn thành phố có 37 dự án, cụm công trình trọng điểm được phê duyệt với số vốn là 2.531 tỷ đồng, đã giải ngân đạt 2.295 tỷ đồng, đạt 99,5% kế hoạch.
Có nhiều dự án quan trọng thành phố đã tập trung làm và đã đưa vào sử dụng đúng tiến độ có tác dụng lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội như: Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu vượt nút giao Thái Hà - Chùa Bộc và Thái Hà - Láng Hạ, Lê Văn Lương - đường Láng; 12 dự án triển khai đúng tiến độ như dự án xây dựng cầu vượt nhẹ tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - đường Láng, đường Nam Hồng trên tuyến Mai Dịch - Nội Bài, xây dựng nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn…
Tuy nhiên, lượng dự án chậm tiến độ còn nhiều với trên 40 dự án, chủ yếu chậm trong công tác chuẩn bị đầu tư. Một số dự án thời gian thi công kéo dài dẫn đến điều chỉnh thiết kế và đơn giá như đường 5 kéo dài, dự kiến điều chỉnh tăng trên 3000 tỷ đồng.
Một số dự án đến nay chưa xác định được địa điểm đầu hoặc khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng như: Cơ sở hỏa táng ở phía Bắc và Nam thành phố; dự án nghĩa trang Minh Phú (Sóc Sơn) và nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh), đường vành đai 1 đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái, Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, dự án sông Tích…
Các nguyên nhân chính dẫn tới chậm tiến độ vẫn là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, bởi đây là các dự án có khối lượng đền bù cho vùng tái định cư rất lớn, trong khi đó chế độ chính sách đền bù vẫn còn chồng chéo bất cập, nhất là giá cả chưa sát giá thị trường.
Ngoài ra, vấn đề đáng được quan tâm đó là chất lượng nhà tái định cư chưa đảm bảo, việc phân bổ địa điểm tái định cư chưa hợp lý nên người dân chưa mặn mà thậm chí là phản đối.
Tình trạng không giải phóng được mặt bằng, để dự án kéo dài thời gian sẽ tăng chi phí đầu tư và nguy cơ không thực hiện được dự án rất cao, đang là vấn đề được cảnh báo trước. Vì vậy, thành phố Hà Nội đang đề nghị các chủ đầu tư tập trung cao độ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tránh tình trạng thi công dở dang.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, vừa qua tiến độ giải ngân cho các dự án trọng điểm nhìn chung đạt yêu cầu, nhưng lượng lớn gồm 37 công trình trọng điểm lại bị chậm tiến độ mà nguyên nhân lớn nhất là do chậm trong giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, quy trình thủ tục còn nhiều phiền hà phức tạp; tinh thần trách nhiệm của các sở, ban ngành, ban quản lý, chủ đầu tư còn chưa cao.
Vì vậy, tới đây thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan cần quyết liệt phối hợp, đẩy nhanh thủ tục, giải quyết vướng mắc, bố trí nguồn vốn hợp lý để giải phóng nhanh mặt bằng. Như vậy thì kế hoạch thực hiện các dự án trọng điểm của Hà Nội mới được đảm bảo./.
Có nhiều dự án quan trọng thành phố đã tập trung làm và đã đưa vào sử dụng đúng tiến độ có tác dụng lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội như: Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu vượt nút giao Thái Hà - Chùa Bộc và Thái Hà - Láng Hạ, Lê Văn Lương - đường Láng; 12 dự án triển khai đúng tiến độ như dự án xây dựng cầu vượt nhẹ tại nút giao Nguyễn Chí Thanh - đường Láng, đường Nam Hồng trên tuyến Mai Dịch - Nội Bài, xây dựng nhà máy xử lý rác thải Nam Sơn…
Tuy nhiên, lượng dự án chậm tiến độ còn nhiều với trên 40 dự án, chủ yếu chậm trong công tác chuẩn bị đầu tư. Một số dự án thời gian thi công kéo dài dẫn đến điều chỉnh thiết kế và đơn giá như đường 5 kéo dài, dự kiến điều chỉnh tăng trên 3000 tỷ đồng.
Một số dự án đến nay chưa xác định được địa điểm đầu hoặc khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng như: Cơ sở hỏa táng ở phía Bắc và Nam thành phố; dự án nghĩa trang Minh Phú (Sóc Sơn) và nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh), đường vành đai 1 đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái, Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, dự án sông Tích…
Các nguyên nhân chính dẫn tới chậm tiến độ vẫn là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, bởi đây là các dự án có khối lượng đền bù cho vùng tái định cư rất lớn, trong khi đó chế độ chính sách đền bù vẫn còn chồng chéo bất cập, nhất là giá cả chưa sát giá thị trường.
Ngoài ra, vấn đề đáng được quan tâm đó là chất lượng nhà tái định cư chưa đảm bảo, việc phân bổ địa điểm tái định cư chưa hợp lý nên người dân chưa mặn mà thậm chí là phản đối.
Tình trạng không giải phóng được mặt bằng, để dự án kéo dài thời gian sẽ tăng chi phí đầu tư và nguy cơ không thực hiện được dự án rất cao, đang là vấn đề được cảnh báo trước. Vì vậy, thành phố Hà Nội đang đề nghị các chủ đầu tư tập trung cao độ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tránh tình trạng thi công dở dang.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, vừa qua tiến độ giải ngân cho các dự án trọng điểm nhìn chung đạt yêu cầu, nhưng lượng lớn gồm 37 công trình trọng điểm lại bị chậm tiến độ mà nguyên nhân lớn nhất là do chậm trong giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó, quy trình thủ tục còn nhiều phiền hà phức tạp; tinh thần trách nhiệm của các sở, ban ngành, ban quản lý, chủ đầu tư còn chưa cao.
Vì vậy, tới đây thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan cần quyết liệt phối hợp, đẩy nhanh thủ tục, giải quyết vướng mắc, bố trí nguồn vốn hợp lý để giải phóng nhanh mặt bằng. Như vậy thì kế hoạch thực hiện các dự án trọng điểm của Hà Nội mới được đảm bảo./.
Nguyễn Văn Cảnh (TTXVN)