Năm hết Tết đến, nhiều gia đình ở Hà Nội lâm vào cảnh dở khóc dở cười chỉ vì ôsin đòi nghỉ Tết sớm, mặc dù gia chủ đã sẵn sàng chi trả tiền công cao hơn cho những ngày này. Mọi sinh hoạt cũng vì thế mà đảo lộn.
Tiền triệu vẫn... chê
Không nằm ngoài lề, dịch vụ dọn dẹp, giúp việc những ngày Tết cũng đang rất “nóng”. Chuyện bỏ ra vài triệu đồng mà vẫn không tìm được người giúp việc tưởng đùa mà hóa thật. Hàng loạt gia đình rơi vào tình cảnh “khóc dở mếu dở” vì người giúp việc đồng loạt “đòi” về quê ăn Tết những ngày này.
Gần một tuần nay, mọi sinh hoạt của gia đình chị Yến ở Khu tập thể Nam Đồng đảo lộn vì thiếu bàn tay người giúp việc. Nhà cửa bấn loạn, chị Yến than thở: “Chị giúp việc đùng đùng đòi về quê ăn Tết, kêu sợ hết tàu xe nên xin về từ đầu tuần. Công việc của tôi về cuối năm bận "ngập đầu", còn hai cháu thì quá nhỏ, thật chẳng biết phải làm sao”. Chị Yến cũng cho biết thêm: “Tới chỗ dịch vụ ôsin đăng ký tìm người mà lần nào cũng tay trắng quay về”.
Cùng chung cảnh ngộ, mấy ngày nay, cả nhà chị Lan Anh ở Nguyễn Thái Học, Hà Nội trở nên... tanh bành chỉ vì giúp việc đột ngột đòi về quê. Hai vợ chồng chị Lan Anh đều làm ở ngân hàng nên những ngày cuối năm này thường rất nhiều việc. Mấy năm nay, nhà chị vẫn phải thuê một cô bé giúp việc để chăm sóc cháu bé 2 tuổi vì ông bà nội, ngoại đều ở xa.
"Lúc đầu cô bé đã đồng ý ở cho gia đình tôi đến sáng 28 Tết mới về vì tôi hứa là sẽ trả thêm nửa tháng lương nữa nhưng chỉ vì cuộc điện thoại của một người bạn ở quê gọi lên bảo về chơi, thế là cô bé về luôn, thậm chí còn chưa kịp lấy nốt tháng lương," chị Lan Anh rầu rĩ kể. Giờ cận Tết như thế này chẳng thể kiếm đâu ra người trông con, hai vợ chồng phải thay nhau nghỉ, vợ nghỉ buổi sáng thì chồng phải nghỉ buổi chiều
Chị Chi ở Quán Thánh, Hà Nội than thở, rút kinh nghiệm năm ngoái, chị không chỉ “nịnh” ôsin hết lời mà còn trả tiền cho ba ngày Tết bằng cả tháng lương ngày thường nhưng “nó cứ nguây nguẩy đòi về”.
“Cũng không biết làm thế nào vì xét về lý, ôsin là một nghề hẳn hoi mà đã là nghề thì phải có ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Còn xét về tình, người ta quanh năm ở với mình, có cái Tết phải để họ về nhà, lúc này tiền triệu cũng chẳng giữ nổi họ,” chị Chi nói.
Tiền triệu vẫn chê là tâm lý chung của nhiều người giúp việc nếu phải đánh đổi cái Tết về với gia đình. Là một người giúp việc nhà lâu năm, chị Phạm Thị Khuy ở Hà Nam nói thẳng: “Ði làm để kiếm thêm thu nhập nhưng cả năm có ngày Tết sum vầy, trả tiền triệu để ở lại tôi cũng xin kiếu.”
Dịch vụ được dịp chặt chém
Cận Tết, chủ đề tìm người giúp việc càng trở nên “hot” trên các diễn đàn. Lo ngại tết nhất không có người trông nom dọn dẹp, các gia đình đổ xô tìm mối, kiếm bằng được ôsin dù giá cả có đắt đến mấy. Lợi dụng tâm lý đó, nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ này đã tăng chi phí môi giới lên khoảng 10-15% so với ngày thường.
Dịp Tết, giá thuê người giúp việc trung bình là 300 nghìn đồng/ngày tùy thuộc vào độ tuổi, kinh nghiệm làm việc... Cao hơn có khi lên đến hơn 400 nghìn đồng/ngày trả trực tiếp cho người giúp việc không qua trung tâm môi giới. Dù đắt đỏ như vậy, nhưng hiện người giúp việc đang rất khó tìm do nhu cầu quá lớn.
“Tuy giá cao nhưng nhiều lúc khách tha thiết yêu cầu, chúng tôi cũng không có người mà đáp ứng”, chị Nguyễn Thúy Hoa, nhân viên của Công ty chuyên cung cấp dịch vụ ôsin Minh Khanh trên phố Bạch Ðằng nói. Riêng những ngày trong Tết (từ 27/12 tới mùng 7/1 Âm lịch), Công ty chị quy định: ôsin làm 10 ngày sẽ phải được trả tiền tính bằng làm việc một tháng lương, ví dụ, thường lệ, cứ mỗi tháng mất 3 triệu đồng cho ôsin thì bây giờ, khách hàng cũng phải móc hầu bao trả 300.000 đồng/ngày.
“Tết, ai cũng muốn về quê nên phải trả giá cao thì may ra mới giữ chân họ ở lại để phụ giúp việc trong những ngày này” , chị Hoa lý giải cho mức giá được cho là rất hợp lý đó.
Chính vì thế, không ít người giúp việc lên mặt ghê gớm. Chị Vinh, một khách hàng cho hay: “Khó kiếm được ôsin như ý muốn lắm. Hôm rồi, chúng tôi đến một trung tâm việc làm liền bị ôsin 'phỏng vấn' ngay nào là nhà có mấy tầng, mấy phòng; có máy giặt, máy hút bụi không; lũ trẻ có dễ ăn dễ nuôi hay quấy khóc suốt ngày…. Họ có để mình hỏi quê quán, gốc gác hay kinh nghiệm làm việc đâu. Ðằng này, họ hỏi dồn lại mình mà mình cứ đành mắt tròn mắt dẹt trả lời.”
Theo ghi nhận của phóng viên, tới thời điểm này, gần như 100% các nhà cung cấp dịch vụ ôsin đều tăng giá trong đợt Tết do “cầu” nhiều mà “cung” lại thiếu. Tuy nhiên, mỗi một công ty lại đưa ra các khung giá khác nhau phụ thuộc vào từng điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng như nhu cầu phục vụ của mỗi người dân, ngày sử dụng dịch vụ, cộng vào đó là các phụ phí phát sinh.
Nỗi lo… mất ôsin sau Tết!
Khi nhu cầu tìm người giúp việc ngày càng cao ở nhiều gia đình trong các thành phố lớn, tình trạng khan hiếm người giúp việc đã làm nên “cơn sốt ôsin”. Nhiều gia đình, sau Tết lại thêm một nỗi lo: tìm người giúp việc mới, vì cô giúp việc cũ đã… về quê nghỉ Tết mà không có hồi âm!
Mấy năm qua gia đình chị Thủy ở Ngọc Lâm tìm được một chị giúp việc người Thái Bình khá ưng ý với mức lương từ 1 triệu đồng/tháng, rồi nâng dần lên 1,8 triệu đồng. Chính vì vậy, cứ đến gần ngày Tết, khi chị Thủy trả lương cho người giúp việc thường giữ lại nửa tháng lương để đề phòng nhỡ ôsin về quê ăn Tết lại không lên nữa.
Bởi vì trước đó, một cô giúp việc quê Phú Thọ làm việc cho gia đình chị, về nhà nghỉ Tết rồi “lặn không sủi tăm” luôn và phải khó khăn lắm chị mới tìm được một người khác thay thế.
“Mình đi làm cả ngày, ở nhà chỉ có người giúp việc và cháu nhỏ nên không thể không có người giúp việc đỡ đần. Cũng không đòi hỏi nhiều ở các cô giúp việc, nhưng tìm được một người nhanh nhẹn và trung thực không phải dễ, đấy là chưa nói đến việc phải một thời gian sau họ mới bắt đầu quen công việc trong nhà mình, biết sử dụng các thiết bị điện trong gia đình,” chị Thủy cho biết.
Việc các cô giúp việc nghỉ làm sau Tết không còn là “chuyện lạ” ở nhiều gia đình tại Hà Nội. Có thể họ có công việc ở nhà nên xin nghỉ, nhưng không hiếm những trường hợp đã tự ý bỏ việc để sang làm cho một gia đình khác, khi nhận được lời hứa hẹn với mức tiền lương cao hơn./.
Tiền triệu vẫn... chê
Không nằm ngoài lề, dịch vụ dọn dẹp, giúp việc những ngày Tết cũng đang rất “nóng”. Chuyện bỏ ra vài triệu đồng mà vẫn không tìm được người giúp việc tưởng đùa mà hóa thật. Hàng loạt gia đình rơi vào tình cảnh “khóc dở mếu dở” vì người giúp việc đồng loạt “đòi” về quê ăn Tết những ngày này.
Gần một tuần nay, mọi sinh hoạt của gia đình chị Yến ở Khu tập thể Nam Đồng đảo lộn vì thiếu bàn tay người giúp việc. Nhà cửa bấn loạn, chị Yến than thở: “Chị giúp việc đùng đùng đòi về quê ăn Tết, kêu sợ hết tàu xe nên xin về từ đầu tuần. Công việc của tôi về cuối năm bận "ngập đầu", còn hai cháu thì quá nhỏ, thật chẳng biết phải làm sao”. Chị Yến cũng cho biết thêm: “Tới chỗ dịch vụ ôsin đăng ký tìm người mà lần nào cũng tay trắng quay về”.
Cùng chung cảnh ngộ, mấy ngày nay, cả nhà chị Lan Anh ở Nguyễn Thái Học, Hà Nội trở nên... tanh bành chỉ vì giúp việc đột ngột đòi về quê. Hai vợ chồng chị Lan Anh đều làm ở ngân hàng nên những ngày cuối năm này thường rất nhiều việc. Mấy năm nay, nhà chị vẫn phải thuê một cô bé giúp việc để chăm sóc cháu bé 2 tuổi vì ông bà nội, ngoại đều ở xa.
"Lúc đầu cô bé đã đồng ý ở cho gia đình tôi đến sáng 28 Tết mới về vì tôi hứa là sẽ trả thêm nửa tháng lương nữa nhưng chỉ vì cuộc điện thoại của một người bạn ở quê gọi lên bảo về chơi, thế là cô bé về luôn, thậm chí còn chưa kịp lấy nốt tháng lương," chị Lan Anh rầu rĩ kể. Giờ cận Tết như thế này chẳng thể kiếm đâu ra người trông con, hai vợ chồng phải thay nhau nghỉ, vợ nghỉ buổi sáng thì chồng phải nghỉ buổi chiều
Chị Chi ở Quán Thánh, Hà Nội than thở, rút kinh nghiệm năm ngoái, chị không chỉ “nịnh” ôsin hết lời mà còn trả tiền cho ba ngày Tết bằng cả tháng lương ngày thường nhưng “nó cứ nguây nguẩy đòi về”.
“Cũng không biết làm thế nào vì xét về lý, ôsin là một nghề hẳn hoi mà đã là nghề thì phải có ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Còn xét về tình, người ta quanh năm ở với mình, có cái Tết phải để họ về nhà, lúc này tiền triệu cũng chẳng giữ nổi họ,” chị Chi nói.
Tiền triệu vẫn chê là tâm lý chung của nhiều người giúp việc nếu phải đánh đổi cái Tết về với gia đình. Là một người giúp việc nhà lâu năm, chị Phạm Thị Khuy ở Hà Nam nói thẳng: “Ði làm để kiếm thêm thu nhập nhưng cả năm có ngày Tết sum vầy, trả tiền triệu để ở lại tôi cũng xin kiếu.”
Dịch vụ được dịp chặt chém
Cận Tết, chủ đề tìm người giúp việc càng trở nên “hot” trên các diễn đàn. Lo ngại tết nhất không có người trông nom dọn dẹp, các gia đình đổ xô tìm mối, kiếm bằng được ôsin dù giá cả có đắt đến mấy. Lợi dụng tâm lý đó, nhiều trung tâm cung cấp dịch vụ này đã tăng chi phí môi giới lên khoảng 10-15% so với ngày thường.
Dịp Tết, giá thuê người giúp việc trung bình là 300 nghìn đồng/ngày tùy thuộc vào độ tuổi, kinh nghiệm làm việc... Cao hơn có khi lên đến hơn 400 nghìn đồng/ngày trả trực tiếp cho người giúp việc không qua trung tâm môi giới. Dù đắt đỏ như vậy, nhưng hiện người giúp việc đang rất khó tìm do nhu cầu quá lớn.
“Tuy giá cao nhưng nhiều lúc khách tha thiết yêu cầu, chúng tôi cũng không có người mà đáp ứng”, chị Nguyễn Thúy Hoa, nhân viên của Công ty chuyên cung cấp dịch vụ ôsin Minh Khanh trên phố Bạch Ðằng nói. Riêng những ngày trong Tết (từ 27/12 tới mùng 7/1 Âm lịch), Công ty chị quy định: ôsin làm 10 ngày sẽ phải được trả tiền tính bằng làm việc một tháng lương, ví dụ, thường lệ, cứ mỗi tháng mất 3 triệu đồng cho ôsin thì bây giờ, khách hàng cũng phải móc hầu bao trả 300.000 đồng/ngày.
“Tết, ai cũng muốn về quê nên phải trả giá cao thì may ra mới giữ chân họ ở lại để phụ giúp việc trong những ngày này” , chị Hoa lý giải cho mức giá được cho là rất hợp lý đó.
Chính vì thế, không ít người giúp việc lên mặt ghê gớm. Chị Vinh, một khách hàng cho hay: “Khó kiếm được ôsin như ý muốn lắm. Hôm rồi, chúng tôi đến một trung tâm việc làm liền bị ôsin 'phỏng vấn' ngay nào là nhà có mấy tầng, mấy phòng; có máy giặt, máy hút bụi không; lũ trẻ có dễ ăn dễ nuôi hay quấy khóc suốt ngày…. Họ có để mình hỏi quê quán, gốc gác hay kinh nghiệm làm việc đâu. Ðằng này, họ hỏi dồn lại mình mà mình cứ đành mắt tròn mắt dẹt trả lời.”
Theo ghi nhận của phóng viên, tới thời điểm này, gần như 100% các nhà cung cấp dịch vụ ôsin đều tăng giá trong đợt Tết do “cầu” nhiều mà “cung” lại thiếu. Tuy nhiên, mỗi một công ty lại đưa ra các khung giá khác nhau phụ thuộc vào từng điều kiện kinh tế của mỗi gia đình cũng như nhu cầu phục vụ của mỗi người dân, ngày sử dụng dịch vụ, cộng vào đó là các phụ phí phát sinh.
Nỗi lo… mất ôsin sau Tết!
Khi nhu cầu tìm người giúp việc ngày càng cao ở nhiều gia đình trong các thành phố lớn, tình trạng khan hiếm người giúp việc đã làm nên “cơn sốt ôsin”. Nhiều gia đình, sau Tết lại thêm một nỗi lo: tìm người giúp việc mới, vì cô giúp việc cũ đã… về quê nghỉ Tết mà không có hồi âm!
Mấy năm qua gia đình chị Thủy ở Ngọc Lâm tìm được một chị giúp việc người Thái Bình khá ưng ý với mức lương từ 1 triệu đồng/tháng, rồi nâng dần lên 1,8 triệu đồng. Chính vì vậy, cứ đến gần ngày Tết, khi chị Thủy trả lương cho người giúp việc thường giữ lại nửa tháng lương để đề phòng nhỡ ôsin về quê ăn Tết lại không lên nữa.
Bởi vì trước đó, một cô giúp việc quê Phú Thọ làm việc cho gia đình chị, về nhà nghỉ Tết rồi “lặn không sủi tăm” luôn và phải khó khăn lắm chị mới tìm được một người khác thay thế.
“Mình đi làm cả ngày, ở nhà chỉ có người giúp việc và cháu nhỏ nên không thể không có người giúp việc đỡ đần. Cũng không đòi hỏi nhiều ở các cô giúp việc, nhưng tìm được một người nhanh nhẹn và trung thực không phải dễ, đấy là chưa nói đến việc phải một thời gian sau họ mới bắt đầu quen công việc trong nhà mình, biết sử dụng các thiết bị điện trong gia đình,” chị Thủy cho biết.
Việc các cô giúp việc nghỉ làm sau Tết không còn là “chuyện lạ” ở nhiều gia đình tại Hà Nội. Có thể họ có công việc ở nhà nên xin nghỉ, nhưng không hiếm những trường hợp đã tự ý bỏ việc để sang làm cho một gia đình khác, khi nhận được lời hứa hẹn với mức tiền lương cao hơn./.
Minh Thúy (Vietnam+)