"Văn hóa Chăm - Bảo tồn, phát huy và hội nhập" là chủ đề của Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào dân tộc Chăm - Ninh Thuận năm 2012 được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố ngày 16/8.
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban tổ chức, Ngày hội sẽ được tổ chức trong ba ngày, từ 14-16/10 tại tỉnh Ninh Thuận với quy mô lớn, có sự tham gia của các tỉnh, thành phố có đồng bào Chăm sinh sống là Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tỉnh, thành phố có những di sản văn hóa Chăm tiêu biểu là Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, cũng sẽ góp mặt trưng bày, giới thiệu các di sản của mình.
Ngày hội được tổ chức tại bốn địa điểm, trong đó có Khu du lịch Tháp Po Klongirai và Sân vận động thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu, tỉnh Ninh Thuận); làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).
Các hoạt động xuyên suốt thời gian diễn ra Ngày hội gồm biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm; thi đấu thể thao; giới thiệu văn hóa, ẩm thực đặc sắc của người Chăm; hội chợ-triển lãm và giới thiệu sách; hội thảo "Bảo tồn, phát triển văn hóa Chăm."
Ông Phan Quốc Anh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, cho biết thêm Ngày hội diễn ra đúng dịp Lễ Katê của đồng bào dân tộc Chăm, đặc biệt lễ khai mạc tổ chức ngay đêm giao thừa (theo lịch Chăm) nên dự kiến sẽ thu hút đông đảo đồng bào, khách du lịch tham dự.
Tạo điểm nhấn cho Ngày hội, ban tổ chức đã xây dựng chương trình buổi lễ khai mạc hoành tráng, đậm đà bản sắc dân tộc với một sân khấu thiết kế bằng nhiều chất liệu, song chỉ sử dụng màu chàm của văn hóa Chăm, kết hợp với hệ thống ánh sáng lazer hiện đại.
Ba chương trình được thể hiện trong đêm khai mạc sẽ giới thiệu đến du khách toàn bộ bức tranh văn hóa dân tộc Chăm cũng như các dân tộc anh em. Các hoạt động văn hóa cộng đồng diễn ra trên nền bản nhạc "Người Chăm ơn Đảng" tạo không khí rộn ràng, đầm ấm sẽ kết thúc chương trình khai mạc Ngày hội.
Để thu hút du khách đến với Ninh Thuận trong những ngày này, tạo điều kiện phát triển du lịch trên địa bàn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận cũng hợp tác với các hãng lữ hành, khách sạn, nhà hàng trong việc tiếp đón các đoàn khách; xây dựng những tour du lịch với các điểm đến là Tháp Po Klongirai, làng gốm Bàu Trúc, một số cơ sở làm rượu vang nho nổi tiếng./.
Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban tổ chức, Ngày hội sẽ được tổ chức trong ba ngày, từ 14-16/10 tại tỉnh Ninh Thuận với quy mô lớn, có sự tham gia của các tỉnh, thành phố có đồng bào Chăm sinh sống là Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tỉnh, thành phố có những di sản văn hóa Chăm tiêu biểu là Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, cũng sẽ góp mặt trưng bày, giới thiệu các di sản của mình.
Ngày hội được tổ chức tại bốn địa điểm, trong đó có Khu du lịch Tháp Po Klongirai và Sân vận động thôn Hữu Đức (xã Phước Hữu, tỉnh Ninh Thuận); làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và làng nghề truyền thống gốm Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).
Các hoạt động xuyên suốt thời gian diễn ra Ngày hội gồm biểu diễn nghệ thuật, trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Chăm; thi đấu thể thao; giới thiệu văn hóa, ẩm thực đặc sắc của người Chăm; hội chợ-triển lãm và giới thiệu sách; hội thảo "Bảo tồn, phát triển văn hóa Chăm."
Ông Phan Quốc Anh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, cho biết thêm Ngày hội diễn ra đúng dịp Lễ Katê của đồng bào dân tộc Chăm, đặc biệt lễ khai mạc tổ chức ngay đêm giao thừa (theo lịch Chăm) nên dự kiến sẽ thu hút đông đảo đồng bào, khách du lịch tham dự.
Tạo điểm nhấn cho Ngày hội, ban tổ chức đã xây dựng chương trình buổi lễ khai mạc hoành tráng, đậm đà bản sắc dân tộc với một sân khấu thiết kế bằng nhiều chất liệu, song chỉ sử dụng màu chàm của văn hóa Chăm, kết hợp với hệ thống ánh sáng lazer hiện đại.
Ba chương trình được thể hiện trong đêm khai mạc sẽ giới thiệu đến du khách toàn bộ bức tranh văn hóa dân tộc Chăm cũng như các dân tộc anh em. Các hoạt động văn hóa cộng đồng diễn ra trên nền bản nhạc "Người Chăm ơn Đảng" tạo không khí rộn ràng, đầm ấm sẽ kết thúc chương trình khai mạc Ngày hội.
Để thu hút du khách đến với Ninh Thuận trong những ngày này, tạo điều kiện phát triển du lịch trên địa bàn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận cũng hợp tác với các hãng lữ hành, khách sạn, nhà hàng trong việc tiếp đón các đoàn khách; xây dựng những tour du lịch với các điểm đến là Tháp Po Klongirai, làng gốm Bàu Trúc, một số cơ sở làm rượu vang nho nổi tiếng./.
Mỹ Bình (TTXVN)