Nhiều hoạt động tâm linh tại Lễ hội Xuân Yên Tử 2014

Lễ hội Xuân Yên Tử sẽ được tổ chức vào ngày 9/2 xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí với nhiều hoạt động tâm linh.

Đại đức Thích Đạo Hiển, Chánh thư ký Tỉnh hội Phật giáo Quảnh Ninh cho biết mở đầu cho chuỗi hoạt động trong năm 2014, Lễ hội Xuân Yên Tử sẽ được tổ chức vào ngày 9/2 tại xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí.

Tại buổi họp báo công bố kế hoạch Phật sự năm 2014 và công tác tổ chức lễ hội Yên Tử Xuân 2014, tổ chức ngày 10/1, Đại đức Thích Đạo Hiển cho biết điểm mới của mùa lễ hội năm nay là công trình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được khánh thành sẽ phục vụ nhu cầu tâm linh rất lớn của nhân dân.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức nhiều hoạt động tâm linh vào ban đêm như lễ cầu an, cầu phúc...; kết hợp với một số tổ chức hình hành các chương trình về nguồn nhiều ý nghĩa cho các đối tượng khác nhau.

Bên cạnh đó, nhằm hướng tâm đến đồng bào nghèo, các đối tượng chính sách, các gia đình có công với cách mạng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã chuẩn bị 4.500 suất quà, mỗi suất giá trị ít nhất 300.000 đồng.

Bên cạnh Lễ hội Xuân Yên Tử, trong năm 2014 còn có nhiều hoạt động phật sự quan trọng khác như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc tại Việt Nam; tổ chức khóa lễ an cư kết hạ, Đại lễ Vu Lan-báo hiếu; phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lễ tưởng niệm ngày viên tịch của Đại danh y Đại Thiền sư Tuệ Tĩnh tại Khu di tích danh thắng Yên Tử...

Bà Hoàng Thị Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Uông Bí cho biết lễ hội năm nay hứa hẹn có sức thu hút tâm linh lớn hơn mọi năm; tổ chức, quản lý, phục vụ nhân dân cả nước tốt nhất, bảo đảm truyền thống, văn minh, tiết kiệm, phục vụ tốt nhu cầu tâm linh văn hóa, giáo dục truyền thống, nâng cao kiến thức và các giá trị khác của lễ hội.

Hiện nay việc chuẩn bị, tổ chức, phục vụ lễ hội đang được triển khai khẩn trương và đúng kế hoạch. Đặc biệt, việc đảm bảo an ninh trật tự, công tác quy hoạch khu dịch vụ phục vụ khách, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được chú ý coi trọng./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.