Chiều 2/4, đại diện lãnh đạo hai tỉnh Ninh Bình, Bắc Ninh và lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã chủ trì buổi giao lưu trực tuyến về các hoạt động văn hóa của địa phương hướng tới Đại lễ.
Buổi tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thực hiện.
Theo bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, sự kiện 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là dịp để giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh Thủ đô; động viên sáng tác các hoạt động văn học nghệ thuật.
Ngoài ra đây cũng là dịp đẩy mạnh các chương trình hoạt động như phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng văn hóa mới, gắn với xây dựng Hà Nội xanh-sạch-đẹp, văn minh.
Đặc biệt, chuẩn bị cho ngày Đại lễ cũng là thời điểm Hà Nội tập trung triển khai các công trình kỷ niệm, trong đó có cả các công trình phát triển kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật và các công trình văn hóa xã hội.
Cùng với Hà Nội, các địa phương trong cả nước cũng đã triển khai các hoạt động hướng tới sự kiện trọng đại này, trong đó, Bắc Ninh và Ninh Bình là hai địa phương có mối liên hệ đặc biệt.
Bắc Ninh - vùng đất quê hương quan họ, đồng thời là nơi phát tích của triều đại nhà Lý.
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho biết hoạt động lớn nhất của Bắc Ninh sẽ là Festival văn hóa Kinh Bắc diễn ra từ 14-18/4 với trung tâm là biểu diễn quan họ và ca trù - hai di sản phi vật thể của nhân loại.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo trùng tu, tôn tạo các di sản liên quan đến Triều Lý (14 công trình), trong đó có bốn công trình được gắn biển chào mừng Thủ đô ngàn năm tuổi trước dịp đại lễ 1000 năm là chùa Phật Tích, Đền Rồng, Đền Đô và Đền thờ Lê Văn Thịnh...
Ninh Bình là Cố đô, nơi Lý Công Uẩn lên ngôi và cũng là nơi Lý Công Uẩn đưa ra một quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Theo ông Trần Hữu Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình, tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Chuỗi hoạt động này đã có sự khởi đầu tốt đẹp từ thành công của sự kiện 1.000 doanh nhân với Thăng Long-Hà Nội.
Từ 18 đến 24/4, Ninh Bình sẽ tổ chức lễ hội cố đô Hoa Lư; tiếp đó là triển lãm các cổ vật thời Đinh, Tiền Lê và Lý.
Thời gian gần đây, trong quá trình khảo cổ, tỉnh đã phát hiện nhiều dấu tích của vương triều cũ, các tòa thành thời Đinh Lê ở Hoa Lư. Những viên gạch có chữ Đại Việt Quốc quân thành chuyên đã xuất hiện ở Hoa Lư chứ không chỉ ở Thăng Long.
Về kế hoạch tái hiện cảnh vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời Đô, chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, tỉnh đã tổ chức khảo cổ cố đô Hoa Lư để xác định những giá trị quan trọng của địa danh này, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận là di sản quốc gia quan trọng.
Tỉnh cũng đang cho phục hồi lại toàn bộ các đường bao, hào nước bên nền cung điện xưa./.
Buổi tọa đàm do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thực hiện.
Theo bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, sự kiện 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là dịp để giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh Thủ đô; động viên sáng tác các hoạt động văn học nghệ thuật.
Ngoài ra đây cũng là dịp đẩy mạnh các chương trình hoạt động như phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng văn hóa mới, gắn với xây dựng Hà Nội xanh-sạch-đẹp, văn minh.
Đặc biệt, chuẩn bị cho ngày Đại lễ cũng là thời điểm Hà Nội tập trung triển khai các công trình kỷ niệm, trong đó có cả các công trình phát triển kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật và các công trình văn hóa xã hội.
Cùng với Hà Nội, các địa phương trong cả nước cũng đã triển khai các hoạt động hướng tới sự kiện trọng đại này, trong đó, Bắc Ninh và Ninh Bình là hai địa phương có mối liên hệ đặc biệt.
Bắc Ninh - vùng đất quê hương quan họ, đồng thời là nơi phát tích của triều đại nhà Lý.
Ông Nguyễn Nhân Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho biết hoạt động lớn nhất của Bắc Ninh sẽ là Festival văn hóa Kinh Bắc diễn ra từ 14-18/4 với trung tâm là biểu diễn quan họ và ca trù - hai di sản phi vật thể của nhân loại.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chỉ đạo trùng tu, tôn tạo các di sản liên quan đến Triều Lý (14 công trình), trong đó có bốn công trình được gắn biển chào mừng Thủ đô ngàn năm tuổi trước dịp đại lễ 1000 năm là chùa Phật Tích, Đền Rồng, Đền Đô và Đền thờ Lê Văn Thịnh...
Ninh Bình là Cố đô, nơi Lý Công Uẩn lên ngôi và cũng là nơi Lý Công Uẩn đưa ra một quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
Theo ông Trần Hữu Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình, tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Chuỗi hoạt động này đã có sự khởi đầu tốt đẹp từ thành công của sự kiện 1.000 doanh nhân với Thăng Long-Hà Nội.
Từ 18 đến 24/4, Ninh Bình sẽ tổ chức lễ hội cố đô Hoa Lư; tiếp đó là triển lãm các cổ vật thời Đinh, Tiền Lê và Lý.
Thời gian gần đây, trong quá trình khảo cổ, tỉnh đã phát hiện nhiều dấu tích của vương triều cũ, các tòa thành thời Đinh Lê ở Hoa Lư. Những viên gạch có chữ Đại Việt Quốc quân thành chuyên đã xuất hiện ở Hoa Lư chứ không chỉ ở Thăng Long.
Về kế hoạch tái hiện cảnh vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời Đô, chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, tỉnh đã tổ chức khảo cổ cố đô Hoa Lư để xác định những giá trị quan trọng của địa danh này, đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận là di sản quốc gia quan trọng.
Tỉnh cũng đang cho phục hồi lại toàn bộ các đường bao, hào nước bên nền cung điện xưa./.
Quang Vũ (Vietnam+)