Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia cho thấy những bệnh nhân sống sót sau cơn đau tim thường đánh giá thấp nguy cơ bị lên một cơn đau tim khác trong vòng một năm, cũng như không chịu nỗ lực thay đổi cách sống lành mạnh hơn.
Một số người khác lại tùy tiện uống thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ và không tham dự các chương trình phục hồi chức năng đặc biệt.
Mỗi năm các bệnh viện của Australia phải điều trị 55.700 ca đau tim, trong đó hơn 10.000 bệnh nhân tử vong. Cứ năm người sống sót thì có một người bị cơn đau tim lần thứ hai hoặc cần phải phẫu thuật tim trong vòng 12 tháng tiếp theo và cứ 11 bệnh nhân thì có một người tử vong trong cùng thời gian này.
Bất chấp những thống kê mang tính báo động trên, nhiều bệnh nhân đang tự đẩy mình vào chỗ nguy hiểm khi phải đối mặt với nguy cơ lên cơn đau tim thứ hai.
Kết quả khảo sát do Hiệp hội trợ tim Australia tiến hành đối với 300 người từng lên cơn đau tim đã làm dấy lên mối lo ngại rằng nhiều người không được hưởng chế độ chăm sóc lâu dài thích hợp. Một nửa trong số những bệnh nhân này cảm thấy may mắn khi sống sót, gần chín trong số 10 người không biết hoặc đánh giá thấp nguy cơ lên cơn đau tim lần thứ hai trong vòng một năm sau đó. 79% không nhận thức được hoặc đánh giá thấp khả năng họ có thể tử vong.
Trong khi tất cả những bệnh nhân qua khỏi cơn đau tim đều được mời tham gia các chương trình phục hồi trong sáu tuần, thì có tới 40% không chịu đi. Mặc dù 85% những người sống sót sau đau tim đã thay đổi lối sống như cải thiện bữa ăn và tập luyện nhiều hơn, với 2/3 trong số này bị chi phối bởi động cơ lo ngại bị tái phát đau tim, nhưng 1/4 trong số đó đã từ bỏ các thói quen lành mạnh chỉ sau ba tháng.
Đáng chú ý là các bác sỹ đã kê đơn thuốc để phòng ngừa nguy cơ đau tim tái phát, nhưng hơn 1/3 đã ngừng uống thuốc hoặc tự động thay đổi liều lượng mà không tham khảo ý kiến bác sỹ. Chủ tịch Hiệp hội sức khỏe tim mạch và phục hồi chức năng Australia, bà Paula Candlish cho biết nhiều người sống sót sau khi bị đau tim tỏ ý coi thường nguy cơ tái phát do thiếu thông tin chuẩn mực. Trong khi đó, các trung tâm phục hồi chức năng lại quá tải bệnh nhân và thiếu các nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ người bệnh sau khi họ kết thúc khóa phục hồi chức năng trong sáu tuần./.
Một số người khác lại tùy tiện uống thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ và không tham dự các chương trình phục hồi chức năng đặc biệt.
Mỗi năm các bệnh viện của Australia phải điều trị 55.700 ca đau tim, trong đó hơn 10.000 bệnh nhân tử vong. Cứ năm người sống sót thì có một người bị cơn đau tim lần thứ hai hoặc cần phải phẫu thuật tim trong vòng 12 tháng tiếp theo và cứ 11 bệnh nhân thì có một người tử vong trong cùng thời gian này.
Bất chấp những thống kê mang tính báo động trên, nhiều bệnh nhân đang tự đẩy mình vào chỗ nguy hiểm khi phải đối mặt với nguy cơ lên cơn đau tim thứ hai.
Kết quả khảo sát do Hiệp hội trợ tim Australia tiến hành đối với 300 người từng lên cơn đau tim đã làm dấy lên mối lo ngại rằng nhiều người không được hưởng chế độ chăm sóc lâu dài thích hợp. Một nửa trong số những bệnh nhân này cảm thấy may mắn khi sống sót, gần chín trong số 10 người không biết hoặc đánh giá thấp nguy cơ lên cơn đau tim lần thứ hai trong vòng một năm sau đó. 79% không nhận thức được hoặc đánh giá thấp khả năng họ có thể tử vong.
Trong khi tất cả những bệnh nhân qua khỏi cơn đau tim đều được mời tham gia các chương trình phục hồi trong sáu tuần, thì có tới 40% không chịu đi. Mặc dù 85% những người sống sót sau đau tim đã thay đổi lối sống như cải thiện bữa ăn và tập luyện nhiều hơn, với 2/3 trong số này bị chi phối bởi động cơ lo ngại bị tái phát đau tim, nhưng 1/4 trong số đó đã từ bỏ các thói quen lành mạnh chỉ sau ba tháng.
Đáng chú ý là các bác sỹ đã kê đơn thuốc để phòng ngừa nguy cơ đau tim tái phát, nhưng hơn 1/3 đã ngừng uống thuốc hoặc tự động thay đổi liều lượng mà không tham khảo ý kiến bác sỹ. Chủ tịch Hiệp hội sức khỏe tim mạch và phục hồi chức năng Australia, bà Paula Candlish cho biết nhiều người sống sót sau khi bị đau tim tỏ ý coi thường nguy cơ tái phát do thiếu thông tin chuẩn mực. Trong khi đó, các trung tâm phục hồi chức năng lại quá tải bệnh nhân và thiếu các nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ người bệnh sau khi họ kết thúc khóa phục hồi chức năng trong sáu tuần./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)