Ngày 18/8, Syria và nhiều nước, tổ chức trên thế giới đã lên tiếng hoan nghênh quyết định của Liên hợp quốc bổ nhiệm nhà ngoại giao kỳ cựu người Algeria Lakhdar Brahimi làm Đại diện đặc biệt của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) phụ trách vấn đề Syria, thay cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, người trước đó thông báo sẽ rời khỏi chức vụ này.
Văn phòng Phó Tổng thống Syria Farouq al-Sharaa ra tuyên bố hoan nghênh việc bổ nhiệm Đặc phái viên mới, ủng hộ quan điểm của ông Brahimi muốn Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đi đến lập trường thống nhất về Syria để ông thực hiện nhiệm vụ của mình mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Tuyên bố khẳng định ngay từ khi nổ ra khủng hoảng, ông An Sara luôn nỗ lực làm việc với tất cả các bên nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu và theo đuổi một tiến trình chính trị.
Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo hoan nghênh Đặc phái viên mới về Syria, bày tỏ hy vọng ông Brahimi sẽ làm việc dựa trên nền tảng kế hoạch hòa bình của người tiền nhiệm Kofi Annan, thông cáo Geneva của Nhóm Hành động cũng như các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết Bắc Kinh hoan nghênh quyết định bổ nhiệm Đặc phái viên mới về Syria. Ông Tần Cương nói rõ nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm Brahimi là ứng cử viên phù hợp vào chức vụ đặc biệt này.
Trung Quốc hy vọng ông Brahimi sẽ theo đuổi một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria; hối thúc tất cả các bên ở Syria ngừng bắn, chấm dứt bạo lực càng sớm càng tốt, thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan và thông cáo Geneva (được thông qua ngày 30/6 vừa qua tại cuộc họp của Nhóm Hành động gồm các cường quốc thế giới nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình, công bằng và thích hợp cho vấn đề Syria). Ông khẳng định Trung Quốc sẽ ủng hộ và hợp tác tích cực với các nỗ lực hòa giải của ông Brahimi.
Trong một tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) cam kết ủng hộ ông Brahimi. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Catherine Ashton cho rằng ông Brahimi là một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về khu vực Trung Đông, đồng thời cam kết EU sẽ ủng hộ hoàn toàn ông Brahimi trong nhiệm vụ hết sức khó khăn mà ông vừa đảm nhận.
Theo bà Ashton, điều kiện tiên quyết để thúc đẩy một tiến trình chính trị ở Syria là cần có sự ủng hộ hoàn toàn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và thỏa thuận giữa tất cả các bên liên quan. Bà nhấn mạnh việc bất kỳ bên nào tiếp tục quân sự hóa xung đột ở Syria chỉ có thể dẫn đến những tổn thất nặng nề hơn cho nhà nước cũng như người dân Syria nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung. Bà Ashton cũng khẳng định EU tiếp tục ủng hộ sự chuyển tiếp chính trị do chính quyền Syria chỉ đạo và đáp ứng những nguyện vọng dân chủ của người dân nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tán thành việc bổ nhiệm ông Brahimi, nhấn mạnh cộng đồng thế giới đã cam kết mang lại sự thay đổi ở Syria và đảm bảo những thế lực gây hành động tàn bạo sẽ được xác định và phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Trong khi đó, tại Syria, giao tranh vẫn tiếp diễn trong ngày 18/8 ở một số thành phố chính, trong đó có trung tâm thương mại Aleppo ở miền Bắc, thành phố Homs ở miền Trung và thành phố Herak ở miền Nam. Đã có 129 người thiệt mạng vì bạo lực riêng trong ngày 18/8.
Liên hợp quốc cho biết xung đột khiến tình hình nhân đạo ở Syria ngày càng nghiêm trọng hơn với dòng người tỵ nạn lên đến 170.000 người, trong đó chủ yếu sang Thổ Nhĩ Kỳ./.
Văn phòng Phó Tổng thống Syria Farouq al-Sharaa ra tuyên bố hoan nghênh việc bổ nhiệm Đặc phái viên mới, ủng hộ quan điểm của ông Brahimi muốn Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đi đến lập trường thống nhất về Syria để ông thực hiện nhiệm vụ của mình mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Tuyên bố khẳng định ngay từ khi nổ ra khủng hoảng, ông An Sara luôn nỗ lực làm việc với tất cả các bên nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu và theo đuổi một tiến trình chính trị.
Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo hoan nghênh Đặc phái viên mới về Syria, bày tỏ hy vọng ông Brahimi sẽ làm việc dựa trên nền tảng kế hoạch hòa bình của người tiền nhiệm Kofi Annan, thông cáo Geneva của Nhóm Hành động cũng như các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết Bắc Kinh hoan nghênh quyết định bổ nhiệm Đặc phái viên mới về Syria. Ông Tần Cương nói rõ nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm Brahimi là ứng cử viên phù hợp vào chức vụ đặc biệt này.
Trung Quốc hy vọng ông Brahimi sẽ theo đuổi một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria; hối thúc tất cả các bên ở Syria ngừng bắn, chấm dứt bạo lực càng sớm càng tốt, thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan và thông cáo Geneva (được thông qua ngày 30/6 vừa qua tại cuộc họp của Nhóm Hành động gồm các cường quốc thế giới nhằm thúc đẩy một giải pháp hòa bình, công bằng và thích hợp cho vấn đề Syria). Ông khẳng định Trung Quốc sẽ ủng hộ và hợp tác tích cực với các nỗ lực hòa giải của ông Brahimi.
Trong một tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) cam kết ủng hộ ông Brahimi. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Catherine Ashton cho rằng ông Brahimi là một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về khu vực Trung Đông, đồng thời cam kết EU sẽ ủng hộ hoàn toàn ông Brahimi trong nhiệm vụ hết sức khó khăn mà ông vừa đảm nhận.
Theo bà Ashton, điều kiện tiên quyết để thúc đẩy một tiến trình chính trị ở Syria là cần có sự ủng hộ hoàn toàn của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và thỏa thuận giữa tất cả các bên liên quan. Bà nhấn mạnh việc bất kỳ bên nào tiếp tục quân sự hóa xung đột ở Syria chỉ có thể dẫn đến những tổn thất nặng nề hơn cho nhà nước cũng như người dân Syria nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung. Bà Ashton cũng khẳng định EU tiếp tục ủng hộ sự chuyển tiếp chính trị do chính quyền Syria chỉ đạo và đáp ứng những nguyện vọng dân chủ của người dân nước này.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tán thành việc bổ nhiệm ông Brahimi, nhấn mạnh cộng đồng thế giới đã cam kết mang lại sự thay đổi ở Syria và đảm bảo những thế lực gây hành động tàn bạo sẽ được xác định và phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
Trong khi đó, tại Syria, giao tranh vẫn tiếp diễn trong ngày 18/8 ở một số thành phố chính, trong đó có trung tâm thương mại Aleppo ở miền Bắc, thành phố Homs ở miền Trung và thành phố Herak ở miền Nam. Đã có 129 người thiệt mạng vì bạo lực riêng trong ngày 18/8.
Liên hợp quốc cho biết xung đột khiến tình hình nhân đạo ở Syria ngày càng nghiêm trọng hơn với dòng người tỵ nạn lên đến 170.000 người, trong đó chủ yếu sang Thổ Nhĩ Kỳ./.
(TTXVN)