Cho tới nay, Hạ viện Anh vẫn được coi là một nơi không dành cho phụ nữ gốc Á. Tuy nhiên, tình trạng này có thể sẽ thay đổi sau cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Trong cuộc bầu cử lần này sẽ có 22 phụ nữ gốc Á ra tranh cử dưới màu cờ sắc áo của Công đảng, đảng Tự do Dân chủ và đảng Bảo thủ tại Anh và Scotland.
Nữ nghị sĩ gốc Á đầu tiên được bầu vào Hạ viện Anh năm 1892 là bà Dadabhai Naoroji, người Anh gốc Ấn, đã giành được chiếc ghế tại hạt Finsbury ở trung tâm London dưới màu cờ của đảng Tự do.
Sau gần 120 năm kể từ năm 1892, lại xuất hiện rất nhiều ứng viên nữ ra tranh cử vào Hạ viện, trong đó phải kể đến các tên tuổi nổi bật như bà Priti Patel thuộc đảng Bảo thủ, ra tranh cử tại hạt Witham mới thành lập trong tỉnh Essex hồi tháng 11/2006.
Tiếp theo là bà Shas Sheehan, ra tranh cử dưới màu cờ của đảng Tự do Dân chủ tại hạt Wimbledon, Tây Nam London; cựu luật sư Shabana Mahmoodis ra tranh cử dưới màu cờ của Công đảng ở hạt Ladywood, thành phố Birmingham...
Ứng cử viên Mahmoodis cho rằng các rào cản cần được tháo bỏ để mọi người bất kể tín ngưỡng, màu da đều có thể ra tranh cử, miễn là họ là một tấm gương tốt. Hạ viện cần phải mở cửa cho bất cứ ai và phải đại diện cho tất cả.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng phụ nữ châu Á thường bị phân biệt đối xử vì thành kiến giống như phụ nữ theo đạo Hồi, và các rào cản này cần phải được loại bỏ.
Phụ nữ châu Á đã đứng lên đòi hỏi quyền được tham gia chính trị và một khi các chính đảng chấp nhận thì họ sẽ làm việc tốt.
118 năm sau khi cánh cửa Điện Westminster lần đầu tiên mở ra để đón nhận một nữ nghị sĩ gốc Á, năm nay sẽ có nhiều phụ nữ gốc Á tiếp bước./.
Trong cuộc bầu cử lần này sẽ có 22 phụ nữ gốc Á ra tranh cử dưới màu cờ sắc áo của Công đảng, đảng Tự do Dân chủ và đảng Bảo thủ tại Anh và Scotland.
Nữ nghị sĩ gốc Á đầu tiên được bầu vào Hạ viện Anh năm 1892 là bà Dadabhai Naoroji, người Anh gốc Ấn, đã giành được chiếc ghế tại hạt Finsbury ở trung tâm London dưới màu cờ của đảng Tự do.
Sau gần 120 năm kể từ năm 1892, lại xuất hiện rất nhiều ứng viên nữ ra tranh cử vào Hạ viện, trong đó phải kể đến các tên tuổi nổi bật như bà Priti Patel thuộc đảng Bảo thủ, ra tranh cử tại hạt Witham mới thành lập trong tỉnh Essex hồi tháng 11/2006.
Tiếp theo là bà Shas Sheehan, ra tranh cử dưới màu cờ của đảng Tự do Dân chủ tại hạt Wimbledon, Tây Nam London; cựu luật sư Shabana Mahmoodis ra tranh cử dưới màu cờ của Công đảng ở hạt Ladywood, thành phố Birmingham...
Ứng cử viên Mahmoodis cho rằng các rào cản cần được tháo bỏ để mọi người bất kể tín ngưỡng, màu da đều có thể ra tranh cử, miễn là họ là một tấm gương tốt. Hạ viện cần phải mở cửa cho bất cứ ai và phải đại diện cho tất cả.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng phụ nữ châu Á thường bị phân biệt đối xử vì thành kiến giống như phụ nữ theo đạo Hồi, và các rào cản này cần phải được loại bỏ.
Phụ nữ châu Á đã đứng lên đòi hỏi quyền được tham gia chính trị và một khi các chính đảng chấp nhận thì họ sẽ làm việc tốt.
118 năm sau khi cánh cửa Điện Westminster lần đầu tiên mở ra để đón nhận một nữ nghị sĩ gốc Á, năm nay sẽ có nhiều phụ nữ gốc Á tiếp bước./.
(TTXVN/Vietnam+)