Bộ Giao thông vận tải báo cáo nhanh về thiệt hại và công tác khắc phục hậu quả bước đầu của các đơn vị trong ngành giao thông về đợt mưa lớn diễn ra từ 29/9 đến 5/10/2010 tại các tỉnh từ Thanh Hoá đến Ninh Thuận.
Cụ thể, có gần 50 đoạn đường trên các tuyến Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 9, Quốc lộ 15, Quốc lộ 49 đều bị sạt lở và ngập sâu nghiêm trọng, có nơi nước ngập sâu từ 3 đến 7m, taluy đường bị xói mòn và sạt lở.
Điển hình, trên Quốc lộ 12, Đường Hồ Chí Minh tại vị trí Km110+950, mái taluy bị xói vào đến vai đường dài 15m, sâu 7m; tại Km119+100, mái taluy bị xói dài 10m, sâu 8m, ăn sâu vào nền, mặt đường 2,5m làm phá hỏng kè rọ đá (có nguy cơ bị cắt đường)...
Ngay sau khi lũ lụt xảy ra, Bộ Giao thông vận tải đã cử ngay đoàn công tác do ông Ngô Quang Đảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm trưởng đoàn vào hiện trường để chỉ đạo Khu Quản lý đường bộ IV, các Sở Giao thông vận tải các đơn vị quản lý đường bộ tập trung lực lượng hốt đất đá sạt lở taluy; tổ chức trực gác 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm, đồng thời làm việc với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều hành, phân luồng giao thông đảm bảo giao thông.
Ngày 4/10, Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện 63/CĐ-BGTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các sở giao thông vận tải từ Thanh Hoá đến Bình Thuận tập trung lực lượng khắc phục hậu quả sụt trượt và gia cố taluy; tổ chức trực gác 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm, làm việc với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều hành giao thông đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng những vị trí sụt trượt gây tắc đường và phương án phân luồng giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông.
Ngày 5/10, Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện số 64/CĐ-BGTVT yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai mọi phương án đối phó với diễn biến của lũ bão, đảm bảo thông suốt mọi tình huống và có biện pháp bảo vệ các công trình cầu, cống, kho tàng, nhà ga, bến cảng, phương tiện vận tải, máy móc thi công…/.
Cụ thể, có gần 50 đoạn đường trên các tuyến Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 9, Quốc lộ 15, Quốc lộ 49 đều bị sạt lở và ngập sâu nghiêm trọng, có nơi nước ngập sâu từ 3 đến 7m, taluy đường bị xói mòn và sạt lở.
Điển hình, trên Quốc lộ 12, Đường Hồ Chí Minh tại vị trí Km110+950, mái taluy bị xói vào đến vai đường dài 15m, sâu 7m; tại Km119+100, mái taluy bị xói dài 10m, sâu 8m, ăn sâu vào nền, mặt đường 2,5m làm phá hỏng kè rọ đá (có nguy cơ bị cắt đường)...
Ngay sau khi lũ lụt xảy ra, Bộ Giao thông vận tải đã cử ngay đoàn công tác do ông Ngô Quang Đảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm trưởng đoàn vào hiện trường để chỉ đạo Khu Quản lý đường bộ IV, các Sở Giao thông vận tải các đơn vị quản lý đường bộ tập trung lực lượng hốt đất đá sạt lở taluy; tổ chức trực gác 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm, đồng thời làm việc với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều hành, phân luồng giao thông đảm bảo giao thông.
Ngày 4/10, Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện 63/CĐ-BGTVT chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các sở giao thông vận tải từ Thanh Hoá đến Bình Thuận tập trung lực lượng khắc phục hậu quả sụt trượt và gia cố taluy; tổ chức trực gác 24/24 giờ tại những vị trí nguy hiểm, làm việc với các lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức điều hành giao thông đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng những vị trí sụt trượt gây tắc đường và phương án phân luồng giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông.
Ngày 5/10, Bộ Giao thông vận tải đã có Công điện số 64/CĐ-BGTVT yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ triển khai mọi phương án đối phó với diễn biến của lũ bão, đảm bảo thông suốt mọi tình huống và có biện pháp bảo vệ các công trình cầu, cống, kho tàng, nhà ga, bến cảng, phương tiện vận tải, máy móc thi công…/.
Mạnh Hùng (Vietnam+)