Sau đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, những ngày này, nhiều người dân Thủ đô lại phải sống chung với bụi bẩn do những công trình chỉnh trang đô thị kéo dài…
Theo ghi nhận của Phóng viên Vietnam+, vỉa hè dọc các tuyến phố Nguyễn Thái Học, Lê Trực, Trần Hưng Đạo bị biến thành “công trường” dở dang với những đống gạch vụn, đất đá to đùng án ngữ lối đi của người tham gia giao thông.
Có đoạn, vỉa hè xới xáo dang dở lên khiến nhiều người đi bộ phải tràn ra lề đường để đi lại. Tại các điểm chờ xe buýt, cảnh những người dân đứng hẳn xuống lòng đường để đón xe không phải là điều hiếm gặp.
Bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân ở phố Trần Hưng Đạo cho biết vỉa hè lên được đào lên để chôn cáp. "Đến nay thì lát lại nhưng rất bừa bộn và bụi bặm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của khu phố," bà nói.
Theo một số người dân trên phố Nguyễn Thái Học, vỉa hè ở phố này mới được lát lại cách đây vài năm bằng gạch block. Tuy nhiên, đến nay đã lại thay “áo” mới.
Một người cho hay, dự án cải tạo vỉa hè ở Nguyễn Thái Học, Lê Trực vốn được khởi công từ trước dịp đại lễ 1.000 Thăng Long-Hà Nội nhưng đến nay vẫn chưa xong. Do đó, tuyến phố này tiếp tục được cày xới tung lên để lát lại.
Nếu như trước đây, đoạn đường này được lát gạch hình chữ nhật và hình con sâu với kích thước 10x20cm, có đường viền dọc theo sống gạch thì nay toàn bộ được lát gạch bát giác đỏ kết hợp với gạch vuông 10x10cm màu vàng.
Một công nhân đang thi công ở đoạn vỉa hè ở phố Lê Trực nhận xét: "Gạch còn khá mới nhưng người ta bảo bóc lên để lát gạch khác. Chúng tôi chỉ nhận khoán làm theo m2 vỉa hè, làm đến đâu sẽ gọn đến đó.”
Theo quan sát của chúng tôi ở các điểm thi công vỉa hè, từng tốp công nhân thi công dùng xà beng chọc thẳng xuống lớp gạch cũ để bẩy gạch lên. Gạch cũ được xếp lại thành đống tại các gốc cây hay chỗ trống trải để chờ được chuyển đi.
Thậm chí, có đoạn vỉa hè chỉ được phủ một lớp ximăng mỏng bên trên lớp đất, sau đó tiến hành trải cát tạo bề mặt phẳng để trải thảm gạch. Không có máy đầm, công nhân chỉ dùng thước để san phẳng nền rồi xếp gạch lại và dùng cây gỗ “nện” thẳng xuống gạch nhằm tạo mối khít giữa các khe hở của mỗi viên gạch liền nhau.
Chỉ tay vào vỉa hè màu vàng đỏ vừa mới thay xong, ông Nguyễn Thành Chiến có cửa hàng chuyên bán hàng quần áo trên phố Lê Trực cho rằng, tình trạng vỉa hè ở Hà Nội liên tục được thay “áo” mới là chuyện thường ngày, cách vài tháng ở bất cứ nơi nào trên các phố cũng bắt gặp hình ảnh công nhân thay mới vỉa hè.
“Tôi thấy gạch cũ còn tương đối tốt, và không cần thiết phải thay lại như vậy. Mà nhìn qua những đoạn đã thay, tôi thấy chất lượng cũng chẳng hơn nhiều là mấy, vì vẫn là cách làm ấy, những loại gạch ấy tuy có khác mẫu mã và chủng loại,” ông Chiến nói.
Bà Phạm Thị Hòa, số nhà 139 Nguyễn Thái Học chuyên kinh doanh tranh thêu cho hay, việc cải tạo vỉa hè là cần thiết, nhưng làm đến đâu phải gọn đến đó. Công trình kéo dài cả tuyến phố, đơn vị xây dựng nên làm từng đoạn đường, đừng lật tung đường cũ rồi để đó mãi vẫn không thi công xong ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của nhiều hộ dân nơi đây. "Trong khi đó, gạch cũ còn rất tốt tại sao không tiếp tục sử dụng, chỗ nào hỏng thì ta sửa chữa. Như vậy sẽ đỡ tốn kém tiền của Nhà nước," bà nói.
Nhìn những công nhân làm việc trên vỉa hè, nhiều người đi đường rất bức xúc bởi việc đào bới vỉa hè, lòng đường thực sự quá dễ dàng. Đi đến đâu cũng có thể thấy cảnh đào bới, cát sỏi, gạch đá chất ngổn ngang, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống người dân buôn bán ven đường và thành bão bụi cho những người qua lại.
Và câu hỏi được đặt ra cho nhà quản lý hoạch định kiến trúc và xây dựng mà vẫn chưa có lời kết cho vỉa hè là từ lúc xây dựng sao người ra không tính toán kỹ mà cứ xây được vài năm lại đào lên, rồi lại lấp, lại đào...?
Theo ghi nhận của Phóng viên Vietnam+, vỉa hè dọc các tuyến phố Nguyễn Thái Học, Lê Trực, Trần Hưng Đạo bị biến thành “công trường” dở dang với những đống gạch vụn, đất đá to đùng án ngữ lối đi của người tham gia giao thông.
Có đoạn, vỉa hè xới xáo dang dở lên khiến nhiều người đi bộ phải tràn ra lề đường để đi lại. Tại các điểm chờ xe buýt, cảnh những người dân đứng hẳn xuống lòng đường để đón xe không phải là điều hiếm gặp.
Bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân ở phố Trần Hưng Đạo cho biết vỉa hè lên được đào lên để chôn cáp. "Đến nay thì lát lại nhưng rất bừa bộn và bụi bặm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của khu phố," bà nói.
Theo một số người dân trên phố Nguyễn Thái Học, vỉa hè ở phố này mới được lát lại cách đây vài năm bằng gạch block. Tuy nhiên, đến nay đã lại thay “áo” mới.
Một người cho hay, dự án cải tạo vỉa hè ở Nguyễn Thái Học, Lê Trực vốn được khởi công từ trước dịp đại lễ 1.000 Thăng Long-Hà Nội nhưng đến nay vẫn chưa xong. Do đó, tuyến phố này tiếp tục được cày xới tung lên để lát lại.
Nếu như trước đây, đoạn đường này được lát gạch hình chữ nhật và hình con sâu với kích thước 10x20cm, có đường viền dọc theo sống gạch thì nay toàn bộ được lát gạch bát giác đỏ kết hợp với gạch vuông 10x10cm màu vàng.
Một công nhân đang thi công ở đoạn vỉa hè ở phố Lê Trực nhận xét: "Gạch còn khá mới nhưng người ta bảo bóc lên để lát gạch khác. Chúng tôi chỉ nhận khoán làm theo m2 vỉa hè, làm đến đâu sẽ gọn đến đó.”
Theo quan sát của chúng tôi ở các điểm thi công vỉa hè, từng tốp công nhân thi công dùng xà beng chọc thẳng xuống lớp gạch cũ để bẩy gạch lên. Gạch cũ được xếp lại thành đống tại các gốc cây hay chỗ trống trải để chờ được chuyển đi.
Thậm chí, có đoạn vỉa hè chỉ được phủ một lớp ximăng mỏng bên trên lớp đất, sau đó tiến hành trải cát tạo bề mặt phẳng để trải thảm gạch. Không có máy đầm, công nhân chỉ dùng thước để san phẳng nền rồi xếp gạch lại và dùng cây gỗ “nện” thẳng xuống gạch nhằm tạo mối khít giữa các khe hở của mỗi viên gạch liền nhau.
Chỉ tay vào vỉa hè màu vàng đỏ vừa mới thay xong, ông Nguyễn Thành Chiến có cửa hàng chuyên bán hàng quần áo trên phố Lê Trực cho rằng, tình trạng vỉa hè ở Hà Nội liên tục được thay “áo” mới là chuyện thường ngày, cách vài tháng ở bất cứ nơi nào trên các phố cũng bắt gặp hình ảnh công nhân thay mới vỉa hè.
“Tôi thấy gạch cũ còn tương đối tốt, và không cần thiết phải thay lại như vậy. Mà nhìn qua những đoạn đã thay, tôi thấy chất lượng cũng chẳng hơn nhiều là mấy, vì vẫn là cách làm ấy, những loại gạch ấy tuy có khác mẫu mã và chủng loại,” ông Chiến nói.
Bà Phạm Thị Hòa, số nhà 139 Nguyễn Thái Học chuyên kinh doanh tranh thêu cho hay, việc cải tạo vỉa hè là cần thiết, nhưng làm đến đâu phải gọn đến đó. Công trình kéo dài cả tuyến phố, đơn vị xây dựng nên làm từng đoạn đường, đừng lật tung đường cũ rồi để đó mãi vẫn không thi công xong ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của nhiều hộ dân nơi đây. "Trong khi đó, gạch cũ còn rất tốt tại sao không tiếp tục sử dụng, chỗ nào hỏng thì ta sửa chữa. Như vậy sẽ đỡ tốn kém tiền của Nhà nước," bà nói.
Nhìn những công nhân làm việc trên vỉa hè, nhiều người đi đường rất bức xúc bởi việc đào bới vỉa hè, lòng đường thực sự quá dễ dàng. Đi đến đâu cũng có thể thấy cảnh đào bới, cát sỏi, gạch đá chất ngổn ngang, làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống người dân buôn bán ven đường và thành bão bụi cho những người qua lại.
Và câu hỏi được đặt ra cho nhà quản lý hoạch định kiến trúc và xây dựng mà vẫn chưa có lời kết cho vỉa hè là từ lúc xây dựng sao người ra không tính toán kỹ mà cứ xây được vài năm lại đào lên, rồi lại lấp, lại đào...?
Độc giả có thể xem chùm ảnh cầy xới vỉa hè Hà Nội tại đây./.
Mạnh Trung (Vietnam+)