Nhìn lại 2 năm triển khai và hình thành Dự án hệ sinh thái Công dân Số

Dự án hệ sinh thái Công dân Số lấy người dân làm trung tâm, được triển khai nghiêm túc, hiệu quả và có được những thành tựu nhất định trong hai năm vừa qua.

du-an-he-sinh-thai-cong-dan-so-800-x-2000-px-3-1526.png
(Bấm vào hình để xem kích thước đẩy đủ)

Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách tạo khuôn khổ cho Chuyển đổi Số Quốc gia nói chung và Đề án 06 nói riêng được triển khai tích cực, hiệu quả, trong đó, Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Giao dịch Điện tử (sửa đổi), Luật Căn cước; hoàn thành 4 văn bản quy phạm pháp luật và sửa đổi, bổ sung 19 nghị định liên quan.

Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư được đẩy mạnh, đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; với hơn 11,2 triệu tài khoản và hơn 35,4 triệu hồ sơ nộp trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia; triển khai 38/53 dịch vụ công thiết yếu, giúp tiết kiệm hằng năm trên 2,5 nghìn tỷ đồng.

Việc kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư với các cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh. Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 15 bộ, ngành, 63 địa phương, với hơn 1,3 tỷ lượt tra cứu, khai thác thông tin công dân.

Bên cạnh đó, các Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm, hộ tịch, đất đai, tài chính, cán bộ, công chức, viên chức đang được hoàn thiện, kết nối, chia sẻ với Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư.

Báo cáo tại Hội nghị cũng cho thấy, việc thực hiện Đề án 06 đã tạo lập nền tảng quan trọng để hình thành hệ sinh thái Công dân Số, thúc đẩy phát triển Kinh tế Số, Xã hội Số. Toàn quốc hoàn thành cấp 100% căn cước công dân gắn chip cho công dân; cấp trên 70 triệu tài khoản định danh điện tử.

Nền tảng định danh điện tử (VneID) được đẩy mạnh sử dụng, trong đó đã tích hợp 2,2 triệu dữ liệu đăng ký phương tiện, 10,2 triệu dữ liệu giấy phép lái xe, 16,8 triệu dữ liệu bảo hiểm y tế; làm thủ tục hàng không cho chuyến bay nội địa; khai báo lưu trú; giấy chứng nhận tiêm vaccine phòng, chống COVID-19; tích hợp thông tin cư trú của công dân…

Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân được được quan tâm, chú trọng. Hiện nay, có 63% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được phê duyệt cấp độ an toàn, tăng 32,5% so với năm 2022./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục