Tiểu sử Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Với 475/475 đại biểu có mặt (100%) tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

vna_potal_uy_vien_bo_chinh_tri_chu_tich_quoc_hoi_nuoc_cong_hoa_xa_hoi_chu_nghia_viet_nam_tran_thanh_man_181046900.jpg

Chiều 20/5/2024, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khóa XV (điều hành hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội) giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo kết quả kiểm phiếu, có 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, bằng 97,54% tổng số đại biểu Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, giữ chức Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Sau khi công bố kết quả kiểm phiếu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội với ông Trần Thanh Mẫn.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn.

Với 475/475 đại biểu có mặt (100%) tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW

Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.

Thương mại song phương Việt Nam-Thụy Điển

Thương mại song phương Việt Nam-Thụy Điển

Kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, cơ hội giao thương và kết nối đã mở ra ngày càng nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam và Thụy Điển.