Với đêm hội “Thăng Long-Hà Nội, thành phố Rồng bay” tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Đại lễ được muôn người mong chờ đã chính thức đi qua. Nhưng còn nguyên đó một tình yêu Hà Nội trong mỗi khát khao hạnh phúc, mỗi tiếc nuối khi “những ngày vui đã đi qua.”
Đại lễ qua, còn mãi không khí hướng về… Đại lễ
Với mỗi người, mỗi gia đình ở Hà Nội, hẳn có bao nhiêu kế hoạch vui chơi, gặp gỡ, làm việc nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Có những kế hoạch đã được thực hiện, có việc phải khất nợ với bè bạn, với lòng mình…
Trong 10 ngày Đại lễ, Hà Nội đã đón biết bao nhiêu khách nước ngoài và người ngoại tỉnh đến với Thủ đô. Ai rời gót ra đi hẳn đều có những hình ảnh về Hà Nội trong tâm khảm.
Đó là một Hà Nội về đêm đẹp rực rỡ chưa từng có trong đường hoa đăng từ Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ.
Đó là một Hà Nội nô nức cờ hoa rực thắm phố xá. Một Hà Nội vang vọng, rộn rã những khúc ca Hà Nội. Hà Nội chỗ nào cũng thấy áo, thấy băng rôn trên vầng trán “Tôi yêu Hà Nội” và trái tim sao vàng bên má. Và thấy cả sự vội vàng, cấp tập hướng về Đại lễ như cùng nhịp với chiếc đồng hồ đếm ngược 1.000 ngày.
Ai làm gì, đơn vị nào giới thiệu sản phẩm mới, mỗi cái cũ được phục hồi, mỗi cái mới được hình thành, mỗi thành tích lớn hay nhỏ đều có thể dán nhãn “1.000 năm” đầy kiêu hãnh… giờ sẽ “đi đâu về đâu?”
Bà Phạm Tân Ấp ở phố Hàng Chiếu (Hà Nội), một người ưa trầm lắng thì cho rằng: "Hà Nội trở về bình thường đáng yêu hơn trong náo nhiệt Đại lễ. Tôi xin tạm so sánh Hà Nội như mỹ nhân. Đã thực đẹp thì đâu cần son phấn, váy áo quá lộng lẫy mới đẹp. Vẻ đẹp từ hồn cốt và chiều sâu trong con người là quý nhất.Tôi thích Hà Nội trở về như ngày thường. Tuy Hà Nội bây giờ không còn nhiều cảnh 'phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô' nhưng cũng dễ thở để sống và làm việc tốt."
Thạc sĩ Lê Thị Trúc Anh-Phó chủ nhiệm khoa Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, một người Hà Nội gốc nói: "Tình yêu không có tuổi, tình yêu không theo hạn kỳ mà chỉ nhân dịp nào đó để tôn vinh, để 'chốt' những dấu mốc mà lòng ta muốn thế. Tình yêu Hà Nội cũng vậy, nào phải Đại lễ qua mà qua.”
Đúng là muôn bài thơ, muôn ca khúc, muôn lòng người Hà Nội từ trước “mốc” 1.000 năm vẫn sâu đậm, vẫn thăng hoa. Thêm Đại lễ là chỉ thêm kỷ niệm về một dịp 1.000 năm mà thôi. Rồi những con đường rất nhiều đèn trang trí sẽ thôi rực rỡ. Những con người không còn hào hứng chờ đi chơi. Nhưng dư âm Đại lễ cả vui và buồn vẫn còn mãi, dễ gì tan biến.
Đại lễ “Những điều trông thấy mà…”
Nhưng cũng vì có Đại lễ mà “những điều trông thấy” giúp ta nhận ra những thoáng buồn. Người Hà Nội ngày nay đông đúc quá, người về Đại lễ lại càng đông. Hàng biển người dậy sóng không sao cản được. Thế nên nào chật chội, nào tắc đường kẹt xe, nào giấy rác, leo trèo, lộn xộn.
Cây nhãn lưu niên ở Văn Miếu gẫy gập vì bị nhiều người xem diễu binh cùng trèo lên một lúc. Mái ngói rêu phong nơi đây cũng bị người ta “thượng” lên cho cao để dễ xem diễu binh, diễu hành.
Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc- Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết: "Sáng ngày 11/10, chúng tôi đang cho dọn dẹp và sửa sang lại những chỗ bị hư hỏng, ảnh hưởng. Thôi, cũng thông cảm cho mọi người. Đông quá như thế thì biết làm sao. Các cháu trèo tường làm bẩn, gãy cành cây, xả rác bừa bãi, chúng tôi đang 'xử lý' hậu quả. Cũng may hôm nay, Văn Miếu lại vắng hẳn nên cũng tiện để dọn dẹp!”
Cầu Thê Húc đêm trình diễn áo dài gợi về phố cổ người xưa thế mà ào lên một cái bỗng thành “vỡ trận.” Rừng người xem xô nhau vào khu vực phục trang, người mẫu, diễn viên đang thay áo chạy cuống cuồng. Nhà thiết kế thời trang Nguyễn Anh Thư được một phen thất thần vì phải bảo quản các bộ sưu tập áo dài giá trị và đầy tâm huyết của chị.
Đường Thanh Niên, trước lúc diễu hành, người người ăn uống xả rác, không chỉ người xem mà cả những người tham gia diễu hành. Rác la liệt trên hè, dưới đường, vương đầy gốc cây ngọn cỏ.
Hà Nội chật quá, ùn tắc và bối rối quá. Theo chị Ngô Anh Quyên, người dẫn đoàn nước ngoài đến tham dự Lễ hội tối 10/10, “Nếu xem đêm nghệ thuật ở Sân vận động Mỹ Đình trên tivi thì đẹp nhưng đường đến đó thì tắc nghẽn suốt ba tiếng đồng hồ không nhúc nhích. Nhiều quan khách và cả khách nước ngoài không thể 'bay lên' khỏi dòng người bịt kín các đường để đến Sân vận động Mỹ Đình dự Lễ hội Rồng bay được. Lễ hội tan, dòng người đổ ra lại cùng tắc nghẹt trong đêm với tâm trạng “biết đến bao giờ…”
Chợ đêm Đồng Xuân nô nức người mua hàng lưu niệm nhưng ngay cả khách yêu Hà Nội nhất cũng bị rạch túi lấy tiền bạc, hộ chiếu như không. Càng đông, người xấu càng được thể. Nhẹ thì xô đẩy, xả rác, tệ hơn là nạn trộm cắp hoành hành…
Và nhìn về những mảng tối ấy, người Hà Nội tử tế, tự trọng thấy xấu hổ và ngại ngùng thay!
Đại lễ qua, còn mãi không khí hướng về… Đại lễ
Với mỗi người, mỗi gia đình ở Hà Nội, hẳn có bao nhiêu kế hoạch vui chơi, gặp gỡ, làm việc nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Có những kế hoạch đã được thực hiện, có việc phải khất nợ với bè bạn, với lòng mình…
Trong 10 ngày Đại lễ, Hà Nội đã đón biết bao nhiêu khách nước ngoài và người ngoại tỉnh đến với Thủ đô. Ai rời gót ra đi hẳn đều có những hình ảnh về Hà Nội trong tâm khảm.
Đó là một Hà Nội về đêm đẹp rực rỡ chưa từng có trong đường hoa đăng từ Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ.
Đó là một Hà Nội nô nức cờ hoa rực thắm phố xá. Một Hà Nội vang vọng, rộn rã những khúc ca Hà Nội. Hà Nội chỗ nào cũng thấy áo, thấy băng rôn trên vầng trán “Tôi yêu Hà Nội” và trái tim sao vàng bên má. Và thấy cả sự vội vàng, cấp tập hướng về Đại lễ như cùng nhịp với chiếc đồng hồ đếm ngược 1.000 ngày.
Ai làm gì, đơn vị nào giới thiệu sản phẩm mới, mỗi cái cũ được phục hồi, mỗi cái mới được hình thành, mỗi thành tích lớn hay nhỏ đều có thể dán nhãn “1.000 năm” đầy kiêu hãnh… giờ sẽ “đi đâu về đâu?”
Bà Phạm Tân Ấp ở phố Hàng Chiếu (Hà Nội), một người ưa trầm lắng thì cho rằng: "Hà Nội trở về bình thường đáng yêu hơn trong náo nhiệt Đại lễ. Tôi xin tạm so sánh Hà Nội như mỹ nhân. Đã thực đẹp thì đâu cần son phấn, váy áo quá lộng lẫy mới đẹp. Vẻ đẹp từ hồn cốt và chiều sâu trong con người là quý nhất.Tôi thích Hà Nội trở về như ngày thường. Tuy Hà Nội bây giờ không còn nhiều cảnh 'phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô' nhưng cũng dễ thở để sống và làm việc tốt."
Thạc sĩ Lê Thị Trúc Anh-Phó chủ nhiệm khoa Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, một người Hà Nội gốc nói: "Tình yêu không có tuổi, tình yêu không theo hạn kỳ mà chỉ nhân dịp nào đó để tôn vinh, để 'chốt' những dấu mốc mà lòng ta muốn thế. Tình yêu Hà Nội cũng vậy, nào phải Đại lễ qua mà qua.”
Đúng là muôn bài thơ, muôn ca khúc, muôn lòng người Hà Nội từ trước “mốc” 1.000 năm vẫn sâu đậm, vẫn thăng hoa. Thêm Đại lễ là chỉ thêm kỷ niệm về một dịp 1.000 năm mà thôi. Rồi những con đường rất nhiều đèn trang trí sẽ thôi rực rỡ. Những con người không còn hào hứng chờ đi chơi. Nhưng dư âm Đại lễ cả vui và buồn vẫn còn mãi, dễ gì tan biến.
Đại lễ “Những điều trông thấy mà…”
Nhưng cũng vì có Đại lễ mà “những điều trông thấy” giúp ta nhận ra những thoáng buồn. Người Hà Nội ngày nay đông đúc quá, người về Đại lễ lại càng đông. Hàng biển người dậy sóng không sao cản được. Thế nên nào chật chội, nào tắc đường kẹt xe, nào giấy rác, leo trèo, lộn xộn.
Cây nhãn lưu niên ở Văn Miếu gẫy gập vì bị nhiều người xem diễu binh cùng trèo lên một lúc. Mái ngói rêu phong nơi đây cũng bị người ta “thượng” lên cho cao để dễ xem diễu binh, diễu hành.
Tiến sĩ Đặng Kim Ngọc- Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết: "Sáng ngày 11/10, chúng tôi đang cho dọn dẹp và sửa sang lại những chỗ bị hư hỏng, ảnh hưởng. Thôi, cũng thông cảm cho mọi người. Đông quá như thế thì biết làm sao. Các cháu trèo tường làm bẩn, gãy cành cây, xả rác bừa bãi, chúng tôi đang 'xử lý' hậu quả. Cũng may hôm nay, Văn Miếu lại vắng hẳn nên cũng tiện để dọn dẹp!”
Cầu Thê Húc đêm trình diễn áo dài gợi về phố cổ người xưa thế mà ào lên một cái bỗng thành “vỡ trận.” Rừng người xem xô nhau vào khu vực phục trang, người mẫu, diễn viên đang thay áo chạy cuống cuồng. Nhà thiết kế thời trang Nguyễn Anh Thư được một phen thất thần vì phải bảo quản các bộ sưu tập áo dài giá trị và đầy tâm huyết của chị.
Đường Thanh Niên, trước lúc diễu hành, người người ăn uống xả rác, không chỉ người xem mà cả những người tham gia diễu hành. Rác la liệt trên hè, dưới đường, vương đầy gốc cây ngọn cỏ.
Hà Nội chật quá, ùn tắc và bối rối quá. Theo chị Ngô Anh Quyên, người dẫn đoàn nước ngoài đến tham dự Lễ hội tối 10/10, “Nếu xem đêm nghệ thuật ở Sân vận động Mỹ Đình trên tivi thì đẹp nhưng đường đến đó thì tắc nghẽn suốt ba tiếng đồng hồ không nhúc nhích. Nhiều quan khách và cả khách nước ngoài không thể 'bay lên' khỏi dòng người bịt kín các đường để đến Sân vận động Mỹ Đình dự Lễ hội Rồng bay được. Lễ hội tan, dòng người đổ ra lại cùng tắc nghẹt trong đêm với tâm trạng “biết đến bao giờ…”
Chợ đêm Đồng Xuân nô nức người mua hàng lưu niệm nhưng ngay cả khách yêu Hà Nội nhất cũng bị rạch túi lấy tiền bạc, hộ chiếu như không. Càng đông, người xấu càng được thể. Nhẹ thì xô đẩy, xả rác, tệ hơn là nạn trộm cắp hoành hành…
Và nhìn về những mảng tối ấy, người Hà Nội tử tế, tự trọng thấy xấu hổ và ngại ngùng thay!
Nguyễn Anh (Vietnam+)