Đến hẹn, từ tháng 2 đến tháng 3 Âm lịch hằng năm, các xã vùng rẻo cao của huyện Nho Quan (Ninh Bình) là Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long bước vào mùa thu hoạch nhung hươu.
Những chú hươu đực với cặp sừng non tơ dài từ 15-20cm, màu phớt hồng, phủ lớp lông tơ sẽ được cắt đi để cung cấp cho các “ thượng đế” đến từ nhiều địa phương như Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định... Người nuôi hươu sẽ có khoản thu nhập khá sau một năm chăn nuôi vất vả.
Theo chân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cúc Phương Đinh Thúc Chiển, chúng tôi đến thăm một số gia đình sẽ cắt nhung hươu trong ngày.
Anh Chiển là một trong những người nuôi hươu đầu tiên trong xã cùng với Bí thư Đảng ủy Đinh Sơn Hải đã hướng dẫn kỹ thuật và khuyến khích bà con các thôn bản đẩy mạnh phong trào chăn nuôi hươu, nhím, thỏ, lợn cắp nách... nên nắm bắt rất rõ nhà nào nuôi hươu đã đến kỳ thu hoạch được nhung, bố trí lịch cắt nhung cho khách từ xa tới.
Anh Chiển cho biết, nhung hươu là sản vật quí giá, có tác dụng bồi bổ cơ thể con người, nhất là với những người suy nhược; có tác dụng nâng cao thể trạng, hạn chế nhiều bệnh tật. Do đó, từ mấy năm qua khách từ nhiều nơi về lấy nhung hươu vào mùa này đông nườm nượp. Có ngày cả xã thu hoạch vài chục cặp nhung hươu, thu được cả trăm triệu đồng.
Nhà anh Đinh Văn Tập, thôn Nga 2 có khách chuẩn bị đến lấy nhung. Khu chuồng trại nuôi hươu khá rộng rãi, nuôi 7 con hươu, trong đó có 3 hươu đực chuẩn bị lấy nhung.
Chủ đưa khách đến chuồng hươu để tận mắt xem việc cắt nhung hươu. Khoảng 7, 8 thanh niên mở cửa vào chuồng hươu. Chỉ một lát sau, chú hươu to gần 1 tạ đã bị vật ngã và khiêng ra cửa chuồng.
Một người cầm lưỡi cưa inốc sáng bóng và người khác mặc áo blu trắng cầm bông băng. Rất chuyên nghiệp, họ nắm từng chiếc sừng non cắt 3, 4 lần. Chiếc sừng đã nằm gọn trong tay họ.
Một dòng máu nhỏ chảy ra đựợc hứng vào lọ rượu. Sau đó, hươu đựơc xát trùng, băng lại và thả vào chuồng, chờ sang năm lại cho một cặp sừng mới. Cặp sừng đó cân được 5 lạng, với giá 1,5 triệu đồng/lạng, nhà chủ thu được 7,5 triệu đồng.
Xong việc, chủ và khách chia đôi chai rượu tiết hươu, cùng “đội quân“ cắt nhung, mỗi người nhâm nhi 1 chén rượu ”lộc”. Chủ nhà bồi dưỡng cho những người tham gia từ 150.000-200.000 đồng sau khi cắt xong một cặp nhung hươu...
Những năm gần đây phong trào nuôi hươu ở các xã Cúc Phương, Kỳ Phú phát triển mạnh với tổng đàn lên tới gần 1.000 con, mang lại giá trị kinh tế cao từ nguồn nhung và hươu giống.
Riêng tại Cúc Phương có hơn 20 hộ nuôi hươu cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Ở Kỳ Phú cũng có khoảng 30 gia đình nuôi hươu thu từ 50-60 triệu đồng.
Nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên khá giả từ nuôi hươu kết hợp với chăn nuôi tổng hợp. Điển hình là gia đình chị Đinh Thị Phú ở xã Kỳ Phú nuôi hươu từ gần 10 năm nay. Đàn hươu nhà chị có hơn 20 con, mỗi năm thu nhập từ 120 triệu đồng. Từ chỗ nghèo túng, nay chị đã là người khá giả trong xã.
Chị Phú cho biết, nuôi hươu không quá vất vả, nhưng mỗi ngày phải kiếm được từ 10-15kg lá cây rừng cho hươu ăn. Hươu ít bệnh tật, dễ chăm sóc. Hươu cái mỗi năm sinh 1 con, là nguồn bổ sung để đàn hươu ngày càng phát triển./.
Những chú hươu đực với cặp sừng non tơ dài từ 15-20cm, màu phớt hồng, phủ lớp lông tơ sẽ được cắt đi để cung cấp cho các “ thượng đế” đến từ nhiều địa phương như Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định... Người nuôi hươu sẽ có khoản thu nhập khá sau một năm chăn nuôi vất vả.
Theo chân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cúc Phương Đinh Thúc Chiển, chúng tôi đến thăm một số gia đình sẽ cắt nhung hươu trong ngày.
Anh Chiển là một trong những người nuôi hươu đầu tiên trong xã cùng với Bí thư Đảng ủy Đinh Sơn Hải đã hướng dẫn kỹ thuật và khuyến khích bà con các thôn bản đẩy mạnh phong trào chăn nuôi hươu, nhím, thỏ, lợn cắp nách... nên nắm bắt rất rõ nhà nào nuôi hươu đã đến kỳ thu hoạch được nhung, bố trí lịch cắt nhung cho khách từ xa tới.
Anh Chiển cho biết, nhung hươu là sản vật quí giá, có tác dụng bồi bổ cơ thể con người, nhất là với những người suy nhược; có tác dụng nâng cao thể trạng, hạn chế nhiều bệnh tật. Do đó, từ mấy năm qua khách từ nhiều nơi về lấy nhung hươu vào mùa này đông nườm nượp. Có ngày cả xã thu hoạch vài chục cặp nhung hươu, thu được cả trăm triệu đồng.
Nhà anh Đinh Văn Tập, thôn Nga 2 có khách chuẩn bị đến lấy nhung. Khu chuồng trại nuôi hươu khá rộng rãi, nuôi 7 con hươu, trong đó có 3 hươu đực chuẩn bị lấy nhung.
Chủ đưa khách đến chuồng hươu để tận mắt xem việc cắt nhung hươu. Khoảng 7, 8 thanh niên mở cửa vào chuồng hươu. Chỉ một lát sau, chú hươu to gần 1 tạ đã bị vật ngã và khiêng ra cửa chuồng.
Một người cầm lưỡi cưa inốc sáng bóng và người khác mặc áo blu trắng cầm bông băng. Rất chuyên nghiệp, họ nắm từng chiếc sừng non cắt 3, 4 lần. Chiếc sừng đã nằm gọn trong tay họ.
Một dòng máu nhỏ chảy ra đựợc hứng vào lọ rượu. Sau đó, hươu đựơc xát trùng, băng lại và thả vào chuồng, chờ sang năm lại cho một cặp sừng mới. Cặp sừng đó cân được 5 lạng, với giá 1,5 triệu đồng/lạng, nhà chủ thu được 7,5 triệu đồng.
Xong việc, chủ và khách chia đôi chai rượu tiết hươu, cùng “đội quân“ cắt nhung, mỗi người nhâm nhi 1 chén rượu ”lộc”. Chủ nhà bồi dưỡng cho những người tham gia từ 150.000-200.000 đồng sau khi cắt xong một cặp nhung hươu...
Những năm gần đây phong trào nuôi hươu ở các xã Cúc Phương, Kỳ Phú phát triển mạnh với tổng đàn lên tới gần 1.000 con, mang lại giá trị kinh tế cao từ nguồn nhung và hươu giống.
Riêng tại Cúc Phương có hơn 20 hộ nuôi hươu cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm. Ở Kỳ Phú cũng có khoảng 30 gia đình nuôi hươu thu từ 50-60 triệu đồng.
Nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên khá giả từ nuôi hươu kết hợp với chăn nuôi tổng hợp. Điển hình là gia đình chị Đinh Thị Phú ở xã Kỳ Phú nuôi hươu từ gần 10 năm nay. Đàn hươu nhà chị có hơn 20 con, mỗi năm thu nhập từ 120 triệu đồng. Từ chỗ nghèo túng, nay chị đã là người khá giả trong xã.
Chị Phú cho biết, nuôi hươu không quá vất vả, nhưng mỗi ngày phải kiếm được từ 10-15kg lá cây rừng cho hươu ăn. Hươu ít bệnh tật, dễ chăm sóc. Hươu cái mỗi năm sinh 1 con, là nguồn bổ sung để đàn hươu ngày càng phát triển./.
Khắc Cư (Vietnam+)