Nhóm Visegrad tẩy chay cuộc họp của EC về chính sách nhập cư

Lãnh đạo Nhóm Visegrad thông báo sẽ không tham dự hội nghị của Ủy ban châu Âu (EC) nhằm thảo luận về chính sách nhập cư dự kiến diễn ra cuối tuần này.
Nhóm Visegrad tẩy chay cuộc họp của EC về chính sách nhập cư ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Breibart)

Ngày 21/6, lãnh đạo Nhóm Visegrad với thành viên là các quốc gia Trung Âu gồm Hungary, Séc, Slovakia và Ba Lan thông báo sẽ không tham dự hội nghị do Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean - Clause Juncker tổ chức nhằm thảo luận về chính sách nhập cư dự kiến diễn ra cuối tuần này.

Phát biểu sau cuộc họp lãnh đạo các nước trên và Áo tại Budapest (Hungary), Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã mô tả cuộc họp không chính thức về người di cư vào ngày 24/6 tới là "không thể chấp nhận được" và nhấn mạnh sẽ không tham gia sự kiện này. Ông nói: "Họ muốn làm nóng lại đề xuất mà chúng tôi đã bác bỏ".

Trong khi đó, người đồng cấp Hungary Viktor Orban khẳng định cuộc họp này đi ngược lại với những quy định truyền thống của Liên minh châu Âu (EU) và diễn đàn phù hợp nhất chính là hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến trong các ngày 28-29/6 tới.

[Video] Toàn cảnh chính sách chia tách người nhập cư của Mỹ

Cuộc họp thượng đỉnh giữa Nhóm Visegrad và Áo diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa các nước thành viên EU liên quan đến chính sách di cư và nhập cư. Theo Visegrad, châu Âu có thể bảo vệ các đường biên giới cũng như bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Song vấn đề này đang đặt ra nhiều câu hỏi như việc bảo vệ biên giới phía ngoài EU cũng như thiết lập các trại tị nạn để tiếp nhận những người di cư bên ngoài lãnh thổ EU. Cho đến nay, Visegrad và Áo vẫn giữ lập trường cứng rắn về vấn đề người như cư và bác bỏ mọi đề xuất mang tính bắt buộc về kế hoạch áp đặt hạn ngạch đối với người nhập cư giữa các nước thành viên.

Theo dự báoThủ tướng Đức Angela Merkel sẽ phải tìm một giải pháp chung của châu Âu cho chính sách di cư tại Hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 28-29/6 tới. Ngoài ra, tại hội nghị ngày 24/6 tới, Thủ tướng Merkel sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo những nước bị ảnh hưởng bởi di cư như Pháp, Italy, Hy Lạp, Bulgaria và Tây Ban Nha trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp chung châu Âu đối với vấn đề di cư./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục