Trong báo cáo hàng năm về Triển vọng năng lượng toàn cầu công bố ngày 9/11, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu của toàn cầu sẽ tăng 14% vào năm 2035.
Nhu cầu dầu tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi, trong khi giá dầu có thể tăng lên tới 150 USD/thùng trong thời gian ngắn nếu đầu tư vào khu vực sản xuất dầu ở Trung Đông và Bắc Mỹ giảm mạnh.
Theo ước tính của IEA, nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ đạt 99 triệu thùng/ngày vào năm 2035, tăng 12 triệu thùng/ngày so với năm 2010, và giá dầu có thể tăng lên tới 150 USD/thùng bất chấp khả năng biến động giá hiện nay.
[OPEC nâng dự báo về nhu cầu dầu trung, dài hạn]
Giá dầu đã từng tăng lên mức cao lịch sử trong năm nay với giá dầu thô Brent biển Bắc đạt trên 100 USD/thùng, chủ yếu do thiếu hụt sản lượng dầu từ Libya do tình hình bất ổn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sức ép đối với giá dầu đã giảm do dầu của Libya đã trở lại thị trường thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn cầu chậm lại, song về lâu dài giá dầu có thể tăng lên.
IEA dự đoán nhu cầu về khí đốt của toàn cầu sẽ tăng 1,7%/năm lên 4.750 tỷ m3 vào năm 2035. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tình trạng dồi dào khí đốt khai thác từ các nguồn phi truyền thống như từ đá phiến sét, sẽ gây sức ép lên giá khí đốt.
Theo dự đoán của IEA, nguồn cung cấp khí đốt từ các nguồn phi truyền thống sẽ tăng lên tới hơn 20% tổng sản lượng khí đốt vào năm 2035 so với khoảng 13% vào năm 2009.
Trước đó, ngày 8/11, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng công bố báo cáo mới nhất về Triển vọng dầu toàn cầu, theo đó tổ chức này đã nâng dự báo về nhu cầu dầu trong trung và dài hạn, đồng thời cảnh báo rằng những bất ổn về các chính sách năng lượng và môi trường có thể sẽ làm đảo lộn dự báo trên và ảnh hưởng đến đầu tư./.
Nhu cầu dầu tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi, trong khi giá dầu có thể tăng lên tới 150 USD/thùng trong thời gian ngắn nếu đầu tư vào khu vực sản xuất dầu ở Trung Đông và Bắc Mỹ giảm mạnh.
Theo ước tính của IEA, nhu cầu dầu mỏ của toàn cầu sẽ đạt 99 triệu thùng/ngày vào năm 2035, tăng 12 triệu thùng/ngày so với năm 2010, và giá dầu có thể tăng lên tới 150 USD/thùng bất chấp khả năng biến động giá hiện nay.
[OPEC nâng dự báo về nhu cầu dầu trung, dài hạn]
Giá dầu đã từng tăng lên mức cao lịch sử trong năm nay với giá dầu thô Brent biển Bắc đạt trên 100 USD/thùng, chủ yếu do thiếu hụt sản lượng dầu từ Libya do tình hình bất ổn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sức ép đối với giá dầu đã giảm do dầu của Libya đã trở lại thị trường thế giới và tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn cầu chậm lại, song về lâu dài giá dầu có thể tăng lên.
IEA dự đoán nhu cầu về khí đốt của toàn cầu sẽ tăng 1,7%/năm lên 4.750 tỷ m3 vào năm 2035. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tình trạng dồi dào khí đốt khai thác từ các nguồn phi truyền thống như từ đá phiến sét, sẽ gây sức ép lên giá khí đốt.
Theo dự đoán của IEA, nguồn cung cấp khí đốt từ các nguồn phi truyền thống sẽ tăng lên tới hơn 20% tổng sản lượng khí đốt vào năm 2035 so với khoảng 13% vào năm 2009.
Trước đó, ngày 8/11, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng công bố báo cáo mới nhất về Triển vọng dầu toàn cầu, theo đó tổ chức này đã nâng dự báo về nhu cầu dầu trong trung và dài hạn, đồng thời cảnh báo rằng những bất ổn về các chính sách năng lượng và môi trường có thể sẽ làm đảo lộn dự báo trên và ảnh hưởng đến đầu tư./.
(TTXVN/Vietnam+)