Tân Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã chính thức nhậm chức chiều 5/6 sau khi giành được 244/342 phiếu ủng hộ tại Quốc hội, trở thành người đầu tiên trong lịch sử Pakistan ba lần đứng đầu chính phủ.
Trở lại đỉnh cao quyền lực sau 14 năm sóng gió và lập được kỷ lục này là một vinh dự lớn đối với Thủ tướng Sharif, tuy nhiên đi kèm với đó là những thách thức đang chờ ông, trong đó phục hồi kinh tế được coi là cuộc “sát hạch” đầu tiên.
Chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, chính phủ mới sẽ phải trình ngân sách tài khóa 2013-2014, mở đầu một chương trình nghị sự đầy cam go trong tiến trình phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, xây dựng và cân bằng quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan... cũng là những bài toán khó đòi hỏi phải có “cách giải” sáng tạo và chính xác của người đứng đầu chính phủ.
Vực dậy nền kinh tế tồi tệ
Nền kinh tế Pakistan đã trở nên tồi tệ gần một thập niên qua, đặc biệt tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống thường nhật của người dân. Mỗi ngày Pakistan phải cắt điện 9 giờ tại các trung tâm đô thị và 16 giờ tại nông thôn; tỷ lệ lạm phát cao, đồng rupee mất giá kỷ lục so với đồng USD khiến đời sống người dân thêm khó khăn; thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai lên tới 5 tỷ USD càng làm tăng mức thâm hụt ngân sách nhà nước.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Pakistan tăng trưởng 3,5% trong tài khóa 2012-2013 so với mức đỉnh cao 9% của năm 2004, và đồng rupee mất giá khoảng 40% so với đồng USD kể từ năm 2008. Tình trạng xuất khẩu giảm và gánh nặng nợ nần khiến dự trữ ngoại hối của Pakistan giảm gần một nửa xuống còn 6,5 tỷ USD vào cuối tháng 5 vừa qua, chỉ đủ trang trải nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong 5 tuần.
Theo các nhà phân tích, phục hồi kinh tế được coi là có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định chính trị tại Pakistan, do đó, Thủ tướng Sharif sẽ đưa nhiệm vụ phục hồi kinh tế và tài chính vào trọng tâm chương trình hành động của nhiệm kỳ mới. Để phục hồi kinh tế, chính phủ mới phải bắt đầu từ khâu cải cách thuế và đại tu các công ty điện lực để cung cấp đủ điện cho sản xuất, đồng thời chặn đứng tình trạng thất thoát ngân quỹ nhà nước.
Hiện chưa có tới 1 triệu người trong tổng số 180 triệu dân Pakistan đóng thuế thu nhập; thâm hụt tài chính lên tới gần 8% GDP và phần lớn thu nhập của chính phủ được dùng để trợ cấp cho ngành điện lực – lĩnh vực hiện chỉ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu. Pakistan sẽ phải tìm cách phát triển thêm các nhà máy thủy điện, nhiệt điện thay vì phải phụ thuộc vào dầu và khí đốt nhập khẩu với giá đắt đỏ; chính phủ cũng phải ngăn chặn tình trạng ăn cắp điện, thất thoát điện bằng cách cải tiến mạng lưới truyền tải và phân phối kém hiệu quả.
Môi trường địa lý phức tạp và bất ổn
Các nhà kinh tế cho rằng Pakistan có tiềm năng to lớn để phát triển do có lợi thế địa lý nằm tại điểm giao nhau giữa các nước vùng Vịnh, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ và lực lượng dân số đông và trẻ.
Tuy nhiên, ông Sharif phải thừa kế một đất nước hầu như chỉ kiểm soát được các vùng Đông Bắc, trong khi các khu vực khác luôn trong tình trạng bất ổn với các hoạt động cực đoan và xung đột sắc tộc. Khoảng 49.000 người Pakistan đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố; hơn 25.000 người chết trong chiến dịch tấn công quân sự chống các phần tử Taliban ẩn náu tại các vùng bộ lạc trong lãnh thổ Pakistan từ năm 2008 đến nay. Bên cạnh đó, sự căng thẳng giữa chính quyền dân sự và quân đội có thể tạo nên một thách thức lớn đối với tân chính phủ Pakistan.
Về mặt đối ngoại, việc cải thiện mối quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ cũng không phải là điều dễ dàng. Các mối quan hệ của chính phủ mới với New Delhi sẽ tùy thuộc vào cách thức xử lý của ông Sharif đối với tổ chức Hồi giáo cực đoan Lashkar-e-Taiba (LeT) và Jaish-e-Mohammad (JeM) vốn thù địch với Ấn Độ và được quân đội Pakistan hẫu thuận.
Quan hệ Ấn Độ-Pakistan trong những năm qua đã được cải thiện thông qua cơ chế đối thoại, thúc đẩy thương mại, nới lỏng thị thực và trao đổi các cuộc gặp cấp cao. Là một nhà chính trị lão luyện, Thủ tướng Sharif có thể lựa chiều để cải thiện quan hệ toàn diện với Ấn Độ qua con đường hợp tác kinh tế và thương mại, song kết quả thực tế còn đang ở phía trước.
Theo Viện Nghiên cứu & Phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA), ông Sharif đã gửi đi những thông điệp mạnh mẽ với mong muốn cải thiện quan hệ với New Delhi, nhưng trên thực tế, Kashmir vẫn là vấn đề cốt lõi trong quan hệ giữa hai nước. Những phần tử jihad chống Ấn Độ tại Pakistan vẫn rất mạnh. Chúng sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn cản tiến trình bình thường hóa quan hệ Ấn Độ-Pakistan. Mặc dù tuyên bố sẽ không để các phần tử khủng bố chống Ấn Độ xuất phát từ lãnh thổ Pakistan, song ông Sharif không có bất kỳ sự kiểm soát nào đối với các nhóm cực đoan đang hoạt động tại Kashmir.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Quốc hội sau khi được bầu làm thủ tướng, ông Sharif cũng đã yêu cầu Mỹ chấm dứt các cuộc không kích bằng máy bay không người lái tại các khu vực bộ lạc ở Tây Bắc Pakistan, giáp giới với Afghanistan, đồng thời cho biết chính phủ của ông sẽ tham vấn với tất cả các chính đảng để đi tới một "kế hoạch hành động chung" nhằm chấm dứt các vụ không kích bằng máy bay không người lái dọc biên giới với Afghanistan. Tuy nhiên, mối quan hệ ràng buộc giữa Pakistan với Mỹ trong “cuộc chiến chống khủng bố” sẽ kiềm chế hành động kiên quyết của Thủ tướng Sharif đối với Washington.
Có thể nói Thủ tướng Saríp đang đối mặt với hàng loạt bài toán hóc búa. Dư luận Pakistan đang kỳ vọng sự trở lại cương vị lãnh đạo đất nước của ông sẽ mang lại một sự đổi thay cho quốc gia Nam Á vốn nhiều bất ổn này./.
Trở lại đỉnh cao quyền lực sau 14 năm sóng gió và lập được kỷ lục này là một vinh dự lớn đối với Thủ tướng Sharif, tuy nhiên đi kèm với đó là những thách thức đang chờ ông, trong đó phục hồi kinh tế được coi là cuộc “sát hạch” đầu tiên.
Chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, chính phủ mới sẽ phải trình ngân sách tài khóa 2013-2014, mở đầu một chương trình nghị sự đầy cam go trong tiến trình phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, xây dựng và cân bằng quan hệ với các nước lớn, các nước láng giềng, chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan... cũng là những bài toán khó đòi hỏi phải có “cách giải” sáng tạo và chính xác của người đứng đầu chính phủ.
Vực dậy nền kinh tế tồi tệ
Nền kinh tế Pakistan đã trở nên tồi tệ gần một thập niên qua, đặc biệt tình trạng thiếu điện nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống thường nhật của người dân. Mỗi ngày Pakistan phải cắt điện 9 giờ tại các trung tâm đô thị và 16 giờ tại nông thôn; tỷ lệ lạm phát cao, đồng rupee mất giá kỷ lục so với đồng USD khiến đời sống người dân thêm khó khăn; thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai lên tới 5 tỷ USD càng làm tăng mức thâm hụt ngân sách nhà nước.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán kinh tế Pakistan tăng trưởng 3,5% trong tài khóa 2012-2013 so với mức đỉnh cao 9% của năm 2004, và đồng rupee mất giá khoảng 40% so với đồng USD kể từ năm 2008. Tình trạng xuất khẩu giảm và gánh nặng nợ nần khiến dự trữ ngoại hối của Pakistan giảm gần một nửa xuống còn 6,5 tỷ USD vào cuối tháng 5 vừa qua, chỉ đủ trang trải nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong 5 tuần.
Theo các nhà phân tích, phục hồi kinh tế được coi là có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định chính trị tại Pakistan, do đó, Thủ tướng Sharif sẽ đưa nhiệm vụ phục hồi kinh tế và tài chính vào trọng tâm chương trình hành động của nhiệm kỳ mới. Để phục hồi kinh tế, chính phủ mới phải bắt đầu từ khâu cải cách thuế và đại tu các công ty điện lực để cung cấp đủ điện cho sản xuất, đồng thời chặn đứng tình trạng thất thoát ngân quỹ nhà nước.
Hiện chưa có tới 1 triệu người trong tổng số 180 triệu dân Pakistan đóng thuế thu nhập; thâm hụt tài chính lên tới gần 8% GDP và phần lớn thu nhập của chính phủ được dùng để trợ cấp cho ngành điện lực – lĩnh vực hiện chỉ đáp ứng hơn một nửa nhu cầu. Pakistan sẽ phải tìm cách phát triển thêm các nhà máy thủy điện, nhiệt điện thay vì phải phụ thuộc vào dầu và khí đốt nhập khẩu với giá đắt đỏ; chính phủ cũng phải ngăn chặn tình trạng ăn cắp điện, thất thoát điện bằng cách cải tiến mạng lưới truyền tải và phân phối kém hiệu quả.
Môi trường địa lý phức tạp và bất ổn
Các nhà kinh tế cho rằng Pakistan có tiềm năng to lớn để phát triển do có lợi thế địa lý nằm tại điểm giao nhau giữa các nước vùng Vịnh, Trung Á, Trung Quốc, Ấn Độ và lực lượng dân số đông và trẻ.
Tuy nhiên, ông Sharif phải thừa kế một đất nước hầu như chỉ kiểm soát được các vùng Đông Bắc, trong khi các khu vực khác luôn trong tình trạng bất ổn với các hoạt động cực đoan và xung đột sắc tộc. Khoảng 49.000 người Pakistan đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khủng bố; hơn 25.000 người chết trong chiến dịch tấn công quân sự chống các phần tử Taliban ẩn náu tại các vùng bộ lạc trong lãnh thổ Pakistan từ năm 2008 đến nay. Bên cạnh đó, sự căng thẳng giữa chính quyền dân sự và quân đội có thể tạo nên một thách thức lớn đối với tân chính phủ Pakistan.
Về mặt đối ngoại, việc cải thiện mối quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ cũng không phải là điều dễ dàng. Các mối quan hệ của chính phủ mới với New Delhi sẽ tùy thuộc vào cách thức xử lý của ông Sharif đối với tổ chức Hồi giáo cực đoan Lashkar-e-Taiba (LeT) và Jaish-e-Mohammad (JeM) vốn thù địch với Ấn Độ và được quân đội Pakistan hẫu thuận.
Quan hệ Ấn Độ-Pakistan trong những năm qua đã được cải thiện thông qua cơ chế đối thoại, thúc đẩy thương mại, nới lỏng thị thực và trao đổi các cuộc gặp cấp cao. Là một nhà chính trị lão luyện, Thủ tướng Sharif có thể lựa chiều để cải thiện quan hệ toàn diện với Ấn Độ qua con đường hợp tác kinh tế và thương mại, song kết quả thực tế còn đang ở phía trước.
Theo Viện Nghiên cứu & Phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA), ông Sharif đã gửi đi những thông điệp mạnh mẽ với mong muốn cải thiện quan hệ với New Delhi, nhưng trên thực tế, Kashmir vẫn là vấn đề cốt lõi trong quan hệ giữa hai nước. Những phần tử jihad chống Ấn Độ tại Pakistan vẫn rất mạnh. Chúng sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn cản tiến trình bình thường hóa quan hệ Ấn Độ-Pakistan. Mặc dù tuyên bố sẽ không để các phần tử khủng bố chống Ấn Độ xuất phát từ lãnh thổ Pakistan, song ông Sharif không có bất kỳ sự kiểm soát nào đối với các nhóm cực đoan đang hoạt động tại Kashmir.
Trong bài phát biểu đầu tiên tại Quốc hội sau khi được bầu làm thủ tướng, ông Sharif cũng đã yêu cầu Mỹ chấm dứt các cuộc không kích bằng máy bay không người lái tại các khu vực bộ lạc ở Tây Bắc Pakistan, giáp giới với Afghanistan, đồng thời cho biết chính phủ của ông sẽ tham vấn với tất cả các chính đảng để đi tới một "kế hoạch hành động chung" nhằm chấm dứt các vụ không kích bằng máy bay không người lái dọc biên giới với Afghanistan. Tuy nhiên, mối quan hệ ràng buộc giữa Pakistan với Mỹ trong “cuộc chiến chống khủng bố” sẽ kiềm chế hành động kiên quyết của Thủ tướng Sharif đối với Washington.
Có thể nói Thủ tướng Saríp đang đối mặt với hàng loạt bài toán hóc búa. Dư luận Pakistan đang kỳ vọng sự trở lại cương vị lãnh đạo đất nước của ông sẽ mang lại một sự đổi thay cho quốc gia Nam Á vốn nhiều bất ổn này./.
Minh Lý/New Delhi (Vietnam+)