Những “chiến binh thầm lặng” trên không gian mạng

Chủ quyền trên không gian mạng là một chủ quyền rất quan trọng của Việt Nam và những kỹ sư an toàn thông tin được coi là những người bảo vệ thầm lặng.

Tuỳ thuộc vào mức độ các sự cố tấn công mạng các chuyên gia của Trung tâm sẽ đến tận nơi để trực tiếp xử lý cho khách hàng. Những sự cố nghiêm trọng, đội ngũ của Trung tâm phải ăn ngủ nghỉ cả tháng trời với khách hàng để xử lý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuỳ thuộc vào mức độ các sự cố tấn công mạng các chuyên gia của Trung tâm sẽ đến tận nơi để trực tiếp xử lý cho khách hàng. Những sự cố nghiêm trọng, đội ngũ của Trung tâm phải ăn ngủ nghỉ cả tháng trời với khách hàng để xử lý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 1.jpg
Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng (SOC Managed Service) trên phạm vi toàn cầu của Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security – VCS) là một đơn vị gồm các chuyên gia bảo mật giàu kinh nghiệm, sử dụng hàng loạt quy trình đánh giá, cảnh báo trên một hệ thống giám sát tập trung nhằm xử lý toàn bộ các vấn đề an ninh. Hệ thống này liên tục rà soát, phân tích, báo cáo và ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng, đồng thời ứng phó với bất kỳ sự cố nào xảy ra với máy tính, máy chủ và trên không gian mạng tại Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 2.jpg
Dù được thành lập chưa lâu, nhưng Trung tâm này đã thể hiện vai trò là “lá chắn thép” giúp các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên không gian mạng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 3.jpg
Theo đại diện Viettel Cyber Security, hiện tại Trung tâm có trên 70 nhân sự, thay phiên nhau để trực 24/7 tất cả các ngày trong tuần. Nhiệm vụ chính của Trung tâm là phát hiện sớm tấn công và xử lý hiệu quả các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 4.jpg
Thường trực tại Trung tâm là một khoảng 30-40 kỹ sư an toàn thông tin và chuyên gia bảo mật thay phiên nhau trực 24/7. Ngoài ra còn có một bộ phận khoảng 10 chuyên gia, kỹ sư khi có sự cố sẽ ứng cứu trực tiếp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 5.jpg
Các khách hàng của Trung tâm đa dạng từ các khối Bộ, Ban ngành Chính phủ, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp,… (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 6.jpg
Với việc gia tăng tấn công mạng, tội phạm mạng vào các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp,… ngay từ đầu năm 2024, Trung tâm đã lên kế hoạch để chuẩn bị cho kế hoạch sẵn sàng đương đầu với các cuộc tấn công từ quy mô nhỏ đến lớn. Trong dịp Tết Nguyên đán 2024 vừa qua, đội ngũ xử lý sự cố cũng chia ra để trực, ứng cứu, xử lý các sự cố, thậm chí “chi viện” vào trong miền Nam để đảm bảo an toàn, an ninh mạng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 7.jpg
Đại diện Viettel Cyber Security cho biết Trung tâm do các chuyên gia Viettel nghiên cứu và phát triển. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 8.jpg
Tuỳ thuộc vào mức độ các sự cố tấn công mạng các chuyên gia của Trung tâm sẽ đến tận nơi để trực tiếp xử lý cho khách hàng. Những sự cố nghiêm trọng, đội ngũ của Trung tâm phải ăn ngủ nghỉ cả tháng trời với khách hàng để xử lý. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 9.jpg
Những kỹ sư an toàn thông tin tại đây có thể coi là những “hộ vệ” bảo vệ lãnh thổ trên không gian mạng của Tổ quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 10.jpg
Một kỹ sư an toàn thông tin chia sẻ: “Nghề nghiệp của chúng tôi rất đặc thù không kể ngày đêm vì các cuộc tấn công mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thậm chí đến 2-3 giờ đêm không khí trực vẫn rất sôi nổi.” (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 11.jpg
Trong năm 2023, có tới 13.900 vụ tấn công an ninh mạng vào các hệ thống tại Việt Nam, tăng 9,5% so với năm 2022. Bên cạnh đó, tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân ở mức báo động, kéo theo hàng loạt hình thức lừa đảo trực tuyến liên tục xảy ra... Mỗi khi gặp một cuộc tấn công mạng, các kỹ sự an ninh mạng tại Trung tâm luôn phải tập trung, căng thẳng đối phó. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 12.jpg
Đôi mắt của những kỹ sư an ninh mạng giống như chiếc máy quét không bao giờ rời khỏi màn hình. “Chúng tôi luôn luôn tập trung, chỉ cần rời mắt đi khỏi màn hình chỉ 1 giây thôi, hậu quả có khi kinh khủng hơn cả lái xe,” một kỹ sư an ninh mạng tại đây chia sẻ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
vnp_ho ve khong gian mang 13.jpg
Nói về những khó khăn vất vả, đại diện Trung tâm cho biết ngay từ khi tuyển vào các thành viên đã được “lên dây cót” tinh thần về những khó khăn vất vả mà công việc này mang lại. “Chúng tôi nghĩ mình như những người lính thôi, khi mà đã nhận nhiệm vụ này đều sẵn sàng cho công việc đó." (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục