Ngày 24/8, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Viện Hanns-Seidel (Đức) tổ chức chương trình Đối thoại chính sách “Tăng trưởng xanh-Cơ hội, thách thức và lựa chọn nào cho Việt Nam?”
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã nêu lên một số vấn đề tồn tại trong phát triền bền vững qua góc độ bảo vệ môi trường và sử dụng, khai thác tài nguyên môi trường tại Việt Nam như lạm dụng tài nguyên cho tăng trưởng; tỷ lệ nguyên liệu, năng lượng sử dụng quá cao cho một đơn vị GDP; công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm có tính phổ biến, mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng...
Theo tiến sỹ Thành, cách thức sản xuất nông nghiệp cũng “đóng góp” lớn vào ô nhiễm môi trường và làm giảm khả năng tái tạo môi trường đất; bất cập trong hành vi tiêu dùng, ứng xử của cộng đồng.
Để hướng tới nền kinh tế xanh với mục tiêu giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, tiến sỹ Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện hơn với môi trường qua việc phát triển các ngành kinh tế xanh, sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ môi trường, phát triển năng lượng sạch....
Tiến sỹ Tài cho rằng cần gỡ bỏ các rào cản, hình thành môi trường pháp lý thuận lợi, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, xử lý chất thải.
Tiến sỹ nhấn mạnh việc cần đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn như phát triển du lịch sinh thái, tái sinh rừng tự nhiên, rừng trồng ngập mặn, phát triển năng lượng sinh khối, năng lượng sinh học, năng lượng gió, mặt trời, phát triển ngành dịch vụ môi trường...
Chương trình Đối thoại chính sách “Tăng trưởng xanh-Cơ hội, thách thức và lựa chọn nào cho Việt Nam?" giới thiệu tổng quan về tăng trưởng xanh và các xu hướng phát triển trên toàn cầu; xu hướng hợp tác xanh toàn cầu và những cơ hội cho Việt Nam; kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Đức; phương pháp tiếp cận nền kinh tế xanh của UNEP./.
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã nêu lên một số vấn đề tồn tại trong phát triền bền vững qua góc độ bảo vệ môi trường và sử dụng, khai thác tài nguyên môi trường tại Việt Nam như lạm dụng tài nguyên cho tăng trưởng; tỷ lệ nguyên liệu, năng lượng sử dụng quá cao cho một đơn vị GDP; công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm có tính phổ biến, mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng...
Theo tiến sỹ Thành, cách thức sản xuất nông nghiệp cũng “đóng góp” lớn vào ô nhiễm môi trường và làm giảm khả năng tái tạo môi trường đất; bất cập trong hành vi tiêu dùng, ứng xử của cộng đồng.
Để hướng tới nền kinh tế xanh với mục tiêu giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, tiến sỹ Nguyễn Văn Tài, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện hơn với môi trường qua việc phát triển các ngành kinh tế xanh, sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ môi trường, phát triển năng lượng sạch....
Tiến sỹ Tài cho rằng cần gỡ bỏ các rào cản, hình thành môi trường pháp lý thuận lợi, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, xử lý chất thải.
Tiến sỹ nhấn mạnh việc cần đầu tư phát triển một số ngành kinh tế xanh mũi nhọn như phát triển du lịch sinh thái, tái sinh rừng tự nhiên, rừng trồng ngập mặn, phát triển năng lượng sinh khối, năng lượng sinh học, năng lượng gió, mặt trời, phát triển ngành dịch vụ môi trường...
Chương trình Đối thoại chính sách “Tăng trưởng xanh-Cơ hội, thách thức và lựa chọn nào cho Việt Nam?" giới thiệu tổng quan về tăng trưởng xanh và các xu hướng phát triển trên toàn cầu; xu hướng hợp tác xanh toàn cầu và những cơ hội cho Việt Nam; kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Đức; phương pháp tiếp cận nền kinh tế xanh của UNEP./.
Lưu Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)