Sau 45 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và hơn 3 thập kỷ Đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã có những chuyển biến lớn với sự phát triển vượt bậc, diện mạo nhiều đổi thay cùng sự đổi mới của đất nước.
Sau hơn 30 năm đổi mới, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, từ một con kênh ô nhiễm bậc nhất TP Hồ Chí Minh đã được thành phố đầu tư cải tạo đến nay đã 'hồi sinh' thay da đổi thịt, làm thay đổi diện mạo mặt thành phố, mang lại lợi ích trực tiếp cho trên 1,2 triệu người sống xung quanh lưu vực kênh được hưởng lợi thông qua cải tạo điều kiện vệ sinh, môi trường, giảm nguy cơ ngập lụt và góp phần chỉnh trang đô thị. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tỉnh Đồng Nai đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là những thành tựu về phát triển hệ thống các khu công nghiệp, thành công trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Một góc Khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Hàng loạt các công trình cao ốc, nhà ở cao tầng hiện đại thể hiện sự phát triển mạnh mẽ, vượt bậc của Thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 30 năm đổi mới. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Sau 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển nhanh và bền vững, luôn giữ vai trò đầu tàu, là động lực, có sức hút và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giữ vị trí quan trọng của cả nước. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Vẻ đẹp hiện đại của Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Một góc Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Hệ thống giao thông hiện đại ở Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN)
Nút giao thông hiện đại được hình thành tại khu vực Cát Lái-Xa lộ Hà Nội, góp phần phát triển khu đô thị mới tại quận 2, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Cầu Nguyễn Văn Cừ bắc qua đại lộ Đông-Tây, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Anh Tôn/TTXVN)
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn-Đất Mũi (Cà Mau) đã hoàn thành, xóa thế biệt lập của huyện Ngọc Hiển (điểm cuối cùng của đất nước chưa có đường ôtô đến trung tâm), tạo bước đột phá về kinh tế-xã hội, phát triển du lịch cho vùng đất cực Nam của Tổ quốc cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương dài 40km, chính thức khánh thành vào cuối năm 2010. (Ảnh: Anh Tôn/TTXVN)
Cầu đường sắt Bình Lợi mới bắc qua sông Sài Gòn, nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Tiến Lực/TTXVN)
Cầu Cần Thơ là cầu dây văng đầu tiên xây dựng qua dòng sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, là cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á với 550m. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây nằm trên tuyến đường bộ cao tốc phía Đông thuộc quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam nối TP Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A và Quốc lộ 51, đi qua địa phận của TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, góp phần quan trọng trong việc kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đẩy mạnh giao thương giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, vùng lân cận… (Ảnh: Tràng Dương/TTXVN)
Thành phố mới Bình Dương. (Ảnh: Huyền Trang/TTXVN)
Cầu Phú Mỹ bắc từ quận 7 sang quận 2, là một trong những thành tựu về phát triển hạ tầng cơ sở của Thành phố Hồ Chí Minh sau giải phóng. (Ảnh: Kim Phương/TTXVN)
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu, nối huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ), khánh thành vào cuối tháng 5/2019. (Ảnh: TTXVN phát)
Cầu vượt đường sắt đô thị tuyến Metro số 1 bắc qua sông Sài Gòn, nối quận 2 và quận Bình Thạnh chính thức hợp long ngày 30/9/2016. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Hầm Thủ Thiêm là công trình hầm dìm đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, được thông xe vào tháng 11/2011. Đây là một phần trong dự án đại lộ Võ Văn Kiệt-Mai Chí Thọ, nối quận 1 với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2. (Ảnh: Tràng Dương/TTXVN)
Nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 thuộc Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau, sản xuất khoảng 25 triệu KWh mỗi ngày hòa vào lưới điện quốc gia. (Ảnh: Quang Nhựt/TTXVN)
Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) đi vào hoạt động từ 1997, mỗi ngày sản xuất 45-57 triệu kWh, chiếm 10-13% tổng sản lượng điện toàn hệ thống, đóng góp nguồn năng lượng đáng kể cho hệ thống điện Quốc gia. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, khánh thành năm 1991 sau 7 năm xây dựng với sự hợp tác có hiệu quả của Liên Xô. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Nhà máy Nhiệt điên Ô Môn (Cần Thơ) thuộc Tổng công ty Phát điện 2. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Cảng trung chuyển nước sâu Tân Cảng-Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu) đi vào hoạt động từ tháng 3/2011, là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN)
Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.(Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Liên doanh Vietsovpetro tiến hành khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam từ năm 1981, đưa dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, góp phần vào thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực phía Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cảng trung chuyển nước sâu Tân Cảng-Cái Mép (Bà Rịa-Vũng Tàu) đi vào hoạt động từ tháng 3/2011, là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Thế Anh/TTXVN)
Công ty Khí Cà Mau tại cụm Công nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau (thuộc xã Khánh An, huyện U Minh), tạo ra nhiều sản phẩm đóng góp vào nền kinh tế Quốc gia cũng như địa phương. (Ảnh: Huỳnh Thế Anh/TTXVN)
Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (Tập đoàn Thủy sản Minh Phú) tại Khu công nghiệp sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang chuyên chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Công ty Cổ phần Gò Đàng (AGD) tại Khu công nghiệp Mỹ Tho (Tiền Giang) là một trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Là một trong những khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam, sau 30 năm hình thành và phát triển, Khu Chế xuất Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh) tạo dấu ấn quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. (Ảnh: Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư sản xuất vào Khu chế xuất Tân Thuận (TP Hồ Chí Minh). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nằm tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, gần 10 năm đi vào hoạt động đã phát triển thành một khu kinh tế kỹ thuật, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Nhà máy điện Turbine khí Chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, thuộc Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2-NT2 có công suất 750 MW với sản lượng điện trung bình cung ứng cho lưới điện quốc gia khoảng 5 tỷ kWh/ năm, sử dụng nhiên liệu chính là khí thiên nhiên được khai thác từ bể Nam Côn Sơn. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Nhà máy thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, khánh thành năm 1991 sau 7 năm xây dựng với sự hợp tác có hiệu quả của Liên Xô. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Bốc xếp gạo xuất khẩu của Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh (Foodcosa) thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam tại cảng Sài Gòn. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Theo quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cảng sẽ được cải tạo, mở rộng công suất nhà ga T1 và T2 hiện hữu đạt khoảng 30 triệu lượt khách/năm, quy hoạch bổ sung nhà ga hành khách T3 ở phía Nam đáp ứng 20 triệu lượt khách/năm, nâng công suất của toàn cảng đạt 50 triệu lượt khách/năm. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Chế biến gạo xuất khẩu tại Xí nghiệp Chế biến lương thực cao cấp Tân Túc của Công ty TNHH một thành viên Lương thực Hồ Chí Minh thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân truyền tải công suất của các nhà máy điện về trung tâm phụ tải ở Thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ; đồng thời tạo mối liên kết 500kV giữa các vùng trong hệ thống điện. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Cảng container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh có công suất khai thác 1,5 triệu TEU/ năm, cho phép các tàu có trọng tải 5.000 teus vào cập cảng. (Ảnh: Kim Phương/TTXVN)
Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn-Samco (TP Hồ Chí Minh) chuyên sản xuất, lắp ráp ô tô từ 28 đến 80 chỗ, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường, được người tiêu dùng trong nước bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn - Samco (TP Hồ Chí Minh) chuyên sản xuất, lắp ráp ôtô từ 28 đến 80 chỗ, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường, được người tiêu dùng trong nước bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nằm tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, gần 10 năm đi vào hoạt động đã phát triển thành một khu kinh tế kỹ thuật, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động các nguồn lực khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Sản phẩm của Công ty Thép Nguyễn Tín, khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)