Chiều 2/2, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự và cắt băng khai mạc triển lãm "Những kỷ vật kháng chiến sống mãi với thời gian" tại Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam.
Triển lãm giới thiệu 550 kỷ vật tiêu biểu được lựa chọn từ 10.000 kỷ vật thu nhận được từ cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu "Những kỷ vật kháng chiến" do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì tổ chức, trong đó có những kỷ vật mang giá trị lịch sử và nhân văn như những tập hồi ký, thư, nhật ký chiến trường bằng tranh...
Triển lãm còn giới thiệu tới người xem những tư liệu về 13 vị tướng phong lần đầu tiên do Hồ Chủ tịch ký quyết định; tiểu sử, chiến công về 12 vị đại tướng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp cùng nhà sưu tập tư nhân Dương Phú Hiến tổ chức giới thiệu bộ sưu tập 99 thanh kiếm cổ và 5 chiếc trống đồng Đông Sơn, là những cổ vật mà gia đình Dương Phú Hiến sưu tầm trong nhiều thế hệ và nhiều năm qua.
Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc đánh giá cao sự phối hợp giữa Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam và nhà sưu tập Dương Phú Hiển trong việc tổ chức cuộc triển lãm lần này, coi đây là một mình chứng cho công tác xã hội hóa trong lĩnh vực bảo tàng, góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa lịch sử dân tộc đối với nhân dân.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết những kỷ vật được trưng bày lần này bao gồm nhiều chất liệu, được thu nhận qua nhiều con đường, từ các cá nhân, tổ chức hiến tặng và cả từ các cựu chiến binh nước ngoài trao tặng lại Bộ Quốc phòng.
Để hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, sắp tới Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ tổ chức triển lãm về 10 trận đánh nổi tiếng liên quan đến lịch sử Thăng Long-Hà Nội, trong đó có trận đánh lịch sử "Điện Biên Phủ trên không" hồi tháng 12/1972, được xây dựng bằng công nghệ 3D.
Triển lãm, "Những kỷ vật kháng chiến- sống mãi với thời gian" mở cửa đến hết tháng 5/2010.
Triển lãm do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức nhân dịp Xuân Canh Dần và kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2010)./.
Triển lãm giới thiệu 550 kỷ vật tiêu biểu được lựa chọn từ 10.000 kỷ vật thu nhận được từ cuộc vận động sưu tầm và giới thiệu "Những kỷ vật kháng chiến" do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trì tổ chức, trong đó có những kỷ vật mang giá trị lịch sử và nhân văn như những tập hồi ký, thư, nhật ký chiến trường bằng tranh...
Triển lãm còn giới thiệu tới người xem những tư liệu về 13 vị tướng phong lần đầu tiên do Hồ Chủ tịch ký quyết định; tiểu sử, chiến công về 12 vị đại tướng trong thời đại Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp cùng nhà sưu tập tư nhân Dương Phú Hiến tổ chức giới thiệu bộ sưu tập 99 thanh kiếm cổ và 5 chiếc trống đồng Đông Sơn, là những cổ vật mà gia đình Dương Phú Hiến sưu tầm trong nhiều thế hệ và nhiều năm qua.
Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc đánh giá cao sự phối hợp giữa Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam và nhà sưu tập Dương Phú Hiển trong việc tổ chức cuộc triển lãm lần này, coi đây là một mình chứng cho công tác xã hội hóa trong lĩnh vực bảo tàng, góp phần nâng cao nhận thức về ý nghĩa lịch sử dân tộc đối với nhân dân.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết những kỷ vật được trưng bày lần này bao gồm nhiều chất liệu, được thu nhận qua nhiều con đường, từ các cá nhân, tổ chức hiến tặng và cả từ các cựu chiến binh nước ngoài trao tặng lại Bộ Quốc phòng.
Để hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, sắp tới Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ tổ chức triển lãm về 10 trận đánh nổi tiếng liên quan đến lịch sử Thăng Long-Hà Nội, trong đó có trận đánh lịch sử "Điện Biên Phủ trên không" hồi tháng 12/1972, được xây dựng bằng công nghệ 3D.
Triển lãm, "Những kỷ vật kháng chiến- sống mãi với thời gian" mở cửa đến hết tháng 5/2010.
Triển lãm do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức nhân dịp Xuân Canh Dần và kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2010)./.
Xuân Khu (Vietnam+)