Cả con phố rừng rực cháy. Tiếng bom ù ù như xay lúa rền rĩ trên đỉnh đầu khiến cho người thanh niên Nguyễn Văn Cầu lòng nóng như lửa đốt. Từ tầng gác cao chiến hào nhìn về, cả phố Khâm Thiên đã chìm trong lửa đỏ.
Phố ngày ngày vẫn cháy trong tôi
Tại ngôi nhà số 19, ngõ Sân Quần, người thanh niên Nguyễn Văn Cầu ngày nào giờ đã 76 tuổi. Tóc bạc trắng, mắt mờ đi, nhưng những mảnh ký ức về phố bom khi ấy thì chưa bao giờ phai nhạt trong ông-một trong những nhân chứng cuối cùng còn ở lại Khâm Thiên sau sự kiện bi thảm năm 1972.
Ông bảo, đêm nào ông cũng mơ thấy phố rừng rực cháy như 38 năm về trước.
Ngày 20/12/1972, trước thông tin Mỹ cho không quân trở lại bắn phá Hải Phòng và Hà Nội, lệnh sơ tán khẩn cấp được ban hành. Những con phố ngày thường vốn đông đúc trong một lúc trở nên hoang vắng lạ thường. Những ụ pháo dã chiến, công sự cá nhân nhanh chóng mọc lên, biến cả Thủ đô thành một mâm pháo lớn trong hơn chục ngày đêm sắp tới.
Giáp ngày lễ Noel, 24/12, nghe thông tin người Mỹ ngừng ném bom để tổ chức kỷ niệm nên bà con lục tục kéo về nhà. Phần vì chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết, phần khác vì nhớ nhà nên hầu hết mọi người đều nấn ná ở lại.
Nhớ lại thời khắc này, ông lão bỗng dưng lặng đi một hồi lâu. Ông vẫn nhớ rõ buổi sáng sớm 25/12 năm ấy, người vợ tần tảo từ Bắc Ninh khăn gói đưa đứa con trai cả khi ấy mới 4 tuổi lên thăm cha. Bà bảo, gần Tết phải đi làm chứ không thì lấy gì mà ăn. Bà chỉ mới đi làm được một buổi sáng ngày 26 thì đến đêm trận rải thảm bom bắt đầu.
Đúng 21 giờ 30 phút, tiếng còi báo động rúc lên. Máy bay B52 ù ù rền rĩ trên đỉnh đầu. Khi ấy, ông Cầu đang trực chiến ở Xí nghiệp in báo Hà Nội Mới.
“Tôi vẫn còn nhớ rõ, khoảng 22 giờ 45 phút, đèn điện bỗng dưng vụt tắt. Máy bay địch quần đảo khắp bầu trời. Đứng từ căn nhà số 75 Hàng Bồ nhưng chúng tôi vẫn thấy đất rung chuyển, hơi bom rơi phả phần phật từ cách đó cả cây số,” ông Cầu nhớ lại.
Nhìn về phía Khâm Thiên, người cầm súng trực chiến đã thấy cả khu phố chìm trong lửa đỏ. Tiếng máy bay rền rĩ càng khiến lòng anh nóng ran hơn bao giờ hết. Dứt bom, anh vồ lấy chiếc xe đạp, đi nhanh về nhà. Khói đạn, gạch vữa ngổn ngang dọc cả con đường.
Về tới đầu phố, anh không thể tin vào mắt mình được nữa. Một cảnh tượng khủng khiếp hiện ra. Cả dãy nhà dài giờ loang lổ cháy, loang lổ cả tiếng khóc trong mưa. Những ngôi nhà bị hơi bom phạt bay mất nóc giờ há miệng sâu hoăm hoắm. Đến ngay cả hàng cây lớn hai bên cũng đã đổ gục xuống. Mùi khói xăng, mùi gỗ cháy dở và cả mùi máu cứ xộc thẳng lên óc Cầu. Anh chạy như điên dại, ngã dúi dụi vì vấp phải những thân người nằm im không rõ của ai.
Nhưng khi tới nơi, căn nhà của anh đã bị đánh sập. Bom khoét thẳng xuống căn hầm trú ẩn một vũng sâu cả chục mét. Bom bốc cả ngõ Sân Quần đi sang nơi khác. Những người sống như Cầu cuống cuồng dùng tay, cuốc xẻng hay bất cứ thứ gì có trong tay lăn vào những hố, ụ nghi có người để mong tìm được người thân của mình.
Đến nửa đêm, ông Cầu cũng tìm được bà nhà, nhưng bà chỉ còn một nửa người phía trên. Gần sáng, ông lại thấy thi thể con trai đã rách bươm vì bom thổi.
Những mảnh xác người vương vãi khắp dọc hàng cây đầu ngõ. Những người còn sống dùng một khúc tre gập đôi để gắp những mảnh xương thịt ấy cho vào từng thúng lớn. Phía trước từng con ngõ nhỏ, quan tài chất ngổn ngang biến cả khu phố trở thành một nghĩa địa đau thương.
Đứng lên từ tro tàn
Trong trận bom kinh hoàng đêm ngày 26/12/1972 ấy, có một người đàn ông chiến thắng được thần chết để trở thành nhân chứng sống cho tội ác của kẻ thù. Ông là Nguyễn Văn Tụng, hiện sống tại căn nhà số 21 ngõ Sân Quần.
Vào cái đêm máy bay Mỹ bất ngờ rải bom Khâm Thiên, ông bị đất đá vùi kín dưới một chiếc hầm cá nhân trong vườn nhà. Ông nhớ lại: “Ngay khi nghe còi báo động, tôi thúc giục hai người con và cô con dâu ra trú ẩn ở hầm tập thể gần nhà. Bản thân tôi cũng phải trốn xuống căn hầm làm tạm bằng ống cống.”
Thế nhưng, sau khi bom dội xuống, toàn bộ 27 người trong cái hầm tập thể gần nhà không còn ai sống sót. Riêng mình ông, mặc dù bị vùi sâu dưới hàng mét đất gạch nhưng vẫn may mắn sống sót.
“Khi ấy, mọi thứ đột nhiên tối sầm sau một tiếng nổ lớn. Tôi ngất đi rất lâu, cho đến khi tỉnh dậy thì chỉ thấy tiếng người nói, tiếng bước chân lộp bộp trên đầu mình,” ông Tụng kể lại.
Lúc này, mặc dù rất hoảng nhưng ông không thể kêu lên cho mọi người biết. Đợi mãi cho đến lúc tưởng như mọi hy vọng đã hết bỗng ông thấy một mũi thuốn chọc thẳng sát bên đầu mình. Ông chỉ còn biết níu thật chặt lấy, để những người cứu hộ kéo lên.
Từ đấy cho đến nay, ông Tụng vẫn ở trong căn nhà được dựng lên trên hố bom cũ của mình. Những ngày rỗi rãi, ông lại cùng mấy người bạn già ra thắp hương tại đài tưởng niệm trên phố Khâm Thiên. Họ ngồi bên nhau, ôn lại ký ức những ngày xưa cũ và hỏi han chuyện gia đình.
Điều hạnh phúc nhất, hầu hết những con người đã trải qua trận bom kinh hoàng năm ấy đều đã tự đứng lên, dựng lại hạnh phúc cho mình. Ông Cầu lập gia đình lần thứ hai vào năm 1975. Cho đến thời điểm hiện tại, ông bà đã có chín người cháu.
Ngày ngày, các cháu, thế hệ thứ ba đã sinh ra và lớn lên ở mảnh đất ấy vẫn được nghe cha, ông mình kể lại những ký ức bi thương nhưng anh dũng của khu phố bom ngày nào./.
Phố ngày ngày vẫn cháy trong tôi
Tại ngôi nhà số 19, ngõ Sân Quần, người thanh niên Nguyễn Văn Cầu ngày nào giờ đã 76 tuổi. Tóc bạc trắng, mắt mờ đi, nhưng những mảnh ký ức về phố bom khi ấy thì chưa bao giờ phai nhạt trong ông-một trong những nhân chứng cuối cùng còn ở lại Khâm Thiên sau sự kiện bi thảm năm 1972.
Ông bảo, đêm nào ông cũng mơ thấy phố rừng rực cháy như 38 năm về trước.
Ngày 20/12/1972, trước thông tin Mỹ cho không quân trở lại bắn phá Hải Phòng và Hà Nội, lệnh sơ tán khẩn cấp được ban hành. Những con phố ngày thường vốn đông đúc trong một lúc trở nên hoang vắng lạ thường. Những ụ pháo dã chiến, công sự cá nhân nhanh chóng mọc lên, biến cả Thủ đô thành một mâm pháo lớn trong hơn chục ngày đêm sắp tới.
Giáp ngày lễ Noel, 24/12, nghe thông tin người Mỹ ngừng ném bom để tổ chức kỷ niệm nên bà con lục tục kéo về nhà. Phần vì chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết, phần khác vì nhớ nhà nên hầu hết mọi người đều nấn ná ở lại.
Nhớ lại thời khắc này, ông lão bỗng dưng lặng đi một hồi lâu. Ông vẫn nhớ rõ buổi sáng sớm 25/12 năm ấy, người vợ tần tảo từ Bắc Ninh khăn gói đưa đứa con trai cả khi ấy mới 4 tuổi lên thăm cha. Bà bảo, gần Tết phải đi làm chứ không thì lấy gì mà ăn. Bà chỉ mới đi làm được một buổi sáng ngày 26 thì đến đêm trận rải thảm bom bắt đầu.
Đúng 21 giờ 30 phút, tiếng còi báo động rúc lên. Máy bay B52 ù ù rền rĩ trên đỉnh đầu. Khi ấy, ông Cầu đang trực chiến ở Xí nghiệp in báo Hà Nội Mới.
“Tôi vẫn còn nhớ rõ, khoảng 22 giờ 45 phút, đèn điện bỗng dưng vụt tắt. Máy bay địch quần đảo khắp bầu trời. Đứng từ căn nhà số 75 Hàng Bồ nhưng chúng tôi vẫn thấy đất rung chuyển, hơi bom rơi phả phần phật từ cách đó cả cây số,” ông Cầu nhớ lại.
Nhìn về phía Khâm Thiên, người cầm súng trực chiến đã thấy cả khu phố chìm trong lửa đỏ. Tiếng máy bay rền rĩ càng khiến lòng anh nóng ran hơn bao giờ hết. Dứt bom, anh vồ lấy chiếc xe đạp, đi nhanh về nhà. Khói đạn, gạch vữa ngổn ngang dọc cả con đường.
Về tới đầu phố, anh không thể tin vào mắt mình được nữa. Một cảnh tượng khủng khiếp hiện ra. Cả dãy nhà dài giờ loang lổ cháy, loang lổ cả tiếng khóc trong mưa. Những ngôi nhà bị hơi bom phạt bay mất nóc giờ há miệng sâu hoăm hoắm. Đến ngay cả hàng cây lớn hai bên cũng đã đổ gục xuống. Mùi khói xăng, mùi gỗ cháy dở và cả mùi máu cứ xộc thẳng lên óc Cầu. Anh chạy như điên dại, ngã dúi dụi vì vấp phải những thân người nằm im không rõ của ai.
Nhưng khi tới nơi, căn nhà của anh đã bị đánh sập. Bom khoét thẳng xuống căn hầm trú ẩn một vũng sâu cả chục mét. Bom bốc cả ngõ Sân Quần đi sang nơi khác. Những người sống như Cầu cuống cuồng dùng tay, cuốc xẻng hay bất cứ thứ gì có trong tay lăn vào những hố, ụ nghi có người để mong tìm được người thân của mình.
Đến nửa đêm, ông Cầu cũng tìm được bà nhà, nhưng bà chỉ còn một nửa người phía trên. Gần sáng, ông lại thấy thi thể con trai đã rách bươm vì bom thổi.
Những mảnh xác người vương vãi khắp dọc hàng cây đầu ngõ. Những người còn sống dùng một khúc tre gập đôi để gắp những mảnh xương thịt ấy cho vào từng thúng lớn. Phía trước từng con ngõ nhỏ, quan tài chất ngổn ngang biến cả khu phố trở thành một nghĩa địa đau thương.
Đứng lên từ tro tàn
Trong trận bom kinh hoàng đêm ngày 26/12/1972 ấy, có một người đàn ông chiến thắng được thần chết để trở thành nhân chứng sống cho tội ác của kẻ thù. Ông là Nguyễn Văn Tụng, hiện sống tại căn nhà số 21 ngõ Sân Quần.
Vào cái đêm máy bay Mỹ bất ngờ rải bom Khâm Thiên, ông bị đất đá vùi kín dưới một chiếc hầm cá nhân trong vườn nhà. Ông nhớ lại: “Ngay khi nghe còi báo động, tôi thúc giục hai người con và cô con dâu ra trú ẩn ở hầm tập thể gần nhà. Bản thân tôi cũng phải trốn xuống căn hầm làm tạm bằng ống cống.”
Thế nhưng, sau khi bom dội xuống, toàn bộ 27 người trong cái hầm tập thể gần nhà không còn ai sống sót. Riêng mình ông, mặc dù bị vùi sâu dưới hàng mét đất gạch nhưng vẫn may mắn sống sót.
“Khi ấy, mọi thứ đột nhiên tối sầm sau một tiếng nổ lớn. Tôi ngất đi rất lâu, cho đến khi tỉnh dậy thì chỉ thấy tiếng người nói, tiếng bước chân lộp bộp trên đầu mình,” ông Tụng kể lại.
Lúc này, mặc dù rất hoảng nhưng ông không thể kêu lên cho mọi người biết. Đợi mãi cho đến lúc tưởng như mọi hy vọng đã hết bỗng ông thấy một mũi thuốn chọc thẳng sát bên đầu mình. Ông chỉ còn biết níu thật chặt lấy, để những người cứu hộ kéo lên.
Từ đấy cho đến nay, ông Tụng vẫn ở trong căn nhà được dựng lên trên hố bom cũ của mình. Những ngày rỗi rãi, ông lại cùng mấy người bạn già ra thắp hương tại đài tưởng niệm trên phố Khâm Thiên. Họ ngồi bên nhau, ôn lại ký ức những ngày xưa cũ và hỏi han chuyện gia đình.
Điều hạnh phúc nhất, hầu hết những con người đã trải qua trận bom kinh hoàng năm ấy đều đã tự đứng lên, dựng lại hạnh phúc cho mình. Ông Cầu lập gia đình lần thứ hai vào năm 1975. Cho đến thời điểm hiện tại, ông bà đã có chín người cháu.
Ngày ngày, các cháu, thế hệ thứ ba đã sinh ra và lớn lên ở mảnh đất ấy vẫn được nghe cha, ông mình kể lại những ký ức bi thương nhưng anh dũng của khu phố bom ngày nào./.
Trận tập kích bằng không quân của đế quốc Mỹ tại phố Khâm Thiên vào những ngày cuối tháng 12 năm 1972 đã khiến toàn bộ 6 khối phố tại đây hầu như bị xóa sạch. Gần 2.000 ngôi nhà bị đánh sập, trong đó 534 nhà bị phá hủy hoàn toàn. Bom thù đã giết 283 sinh mạng, làm bị thương 266 người. Trong phút chốc, hàng trăm gia đình phải chịu cảnh chia lìa, con mất cha, vợ mất chồng. Có nhiều gia đình cả nhà không còn ai sống sót. Đến tận bây giờ, người dân Khâm Thiên vẫn giữ thói quen lấy ngày 21/11 Âm Lịch (ngày 26/12/1972 theo lịch âm là 21/11) để tổ chức giỗ chung. |
Sơn Bách (Vietnam+)