Một hồi chuông đã được gióng lên để cảnh báo về nguy cơ sa sút của các nền kinh tế mới nổi - vốn thịnh vượng nhờ chính sách tiền tệ cực lỏng của Mỹ và nhu cầu tưởng chừng như “vô tận” của Trung Quốc đối với các nguồn lực tự nhiên.
Mặc dù hai nhân tố hỗ trợ này không hoàn toàn biến thành các “trận gió ngược” cản bước nhóm nước mới nổi, nhưng rõ ràng đã xuất hiện một “môi trường” không thuận ở thời điểm diễn ra phiên họp các Bộ trường Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) ngày 19 và 20/7 vừa qua.
Trong ngày điều trần thứ hai trước Quốc hội Mỹ tuần trước, ông Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), nói rằng hiện còn "quá sớm" để quyết định liệu có thể bắt đầu giảm dần quy mô gói kích thích tăng trưởng kinh tế, thường được biết đến là chương trình nới lỏng định lượng thứ ba (QE3), hay không.
Trong khi đó, mặc dù những ngày “tươi đẹp” với tốc độ tăng trưởng hai con số không còn nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn khiến các nước khác phải mơ ước khi GDP tăng khoảng 7,5% trong quý II năm 2013.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 xuống 3,1%. Bart van Ark, chuyên gia kinh tế hàng đầu của tổ chức nghiên cứu thương mại Conference Board, nhận định sức tăng này thấp hơn tiềm năng khoảng 1-1,5 điểm phần trăm.
Đà phục hồi của “người khổng lồ” Mỹ (mặc dù vẫn còn yếu khi xét theo các tiêu chuẩn truyền thống) đang có xu hướng bám rễ chặt hơn. Và thống kê về doanh số bán lẻ và hoạt động khởi công xây nhà trong tháng 6 có thể sẽ chứng minh điều này.
Theo chuyên gia Bart van Ark, chính sách của Fed có thể đúng đối với nước Mỹ. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu nó có đúng đối với phần còn lại của thế giới hay không.
Liệu các “con bệnh” ốm yếu có thể “nuốt” được liều thuốc mà các ngân hàng trung ương dành cho và phục hồi? Việc một số nền kinh tế có sẵn sàng hay không là vấn đề còn phải bàn. Và rủi ro lớn nhất xét trên bình diện này đó là các thị trường mới nổi.
“Chảy máu” vốn là rủi ro hàng đầu. Indonesia và Brazil mới đây đã phải nâng lãi suất, trong khi Ấn Độ thắt chặt quy định về giao dịch các sản phẩm tài chính giữa lúc đồng nội tệ rupee trượt xuống mức thấp kỷ lục. Còn ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã phải ồ ạt bán USD để bảo vệ đồng lira.
Chuyên gia Brian Reading thuộc công ty nghiên cứu Lombard Street Research (có trụ sở ở London) cho rằng giá hàng hóa đi xuống và tình trạng nhu cầu co lại tại các nền kinh tế tiên tiến khiến “danh mục” các mối lo trên thị trường ngày một dài thêm.
Các nước đang phát triển đang phải đối mặt với “tam xui,” đó là thị trường sụt giảm, giá cả đi xuống và luồng vốn đổ vào hẹp lại, đặc biệt là khi các nước đã phát triển tham gia cuộc đua lãi suất với Mỹ.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nga (nước chủ nhà của phiên họp Bộ trưởng Tài chính G20 vừa qua) băn khoăn rằng nếu các ngân hàng trung ương của các nước giàu, đặc biệt là Fed, đột ngột rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ, có thể gây ra trạng hỗn loạn trên các thị trường mới nổi.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Anh Reuters, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng các nước sẽ phản đối bất kỳ một thay đổi đột ngột nào về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
Người đứng đầu Fed, ông Ben Bernanke đã tìm cách xoa dịu các mối lo này khi nhấn mạnh chương trình mua trái phiếu của Fed sẽ được duy trì thêm một thời gian nữa. Một số nhà quan sát thị trường đã hoan nghênh sự rõ ràng và minh bạch của người “cầm cân nảy mực” tại Fed.
Tuy nhiên, Steven Ricchiuto, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Mizuho lại cho rằng nỗ lực của ông Bernanke nhằm chuyển tải quan điểm của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) đã biến thành “cơn ác mộng” với công chúng, vì các thành viên tham gia thị trường thích một phát biểu súc tích hơn.
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cũng khiến giới chuyên gia kinh tế ‘lúng túng” khi phát biểu rằng cường quốc này có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7%.
Thông tin này đã bị “nhiễu,” vì mới đầu tháng Ba vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% năm 2013, trong khi kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2014 được xây dựng trên cơ sở GDP hàng năm tăng 7%.
Và rồi hãng tin Tân Hoa Xã đã phải đính chính rằng ông Lâu Kế Vĩ nói rằng “kinh tế Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay.”
Rõ ràng là ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh đang có thái độ hết sức nghiêm túc về việc tái cân bằng nền kinh tế thoát khỏi cái bóng của đầu tư và sẽ chấp nhận tốc độ tăng trưởng chững lại.
Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Ting Lu thuộc Bank of America Merrill Lynch nhận định hoàn toàn có khả năng Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2014. Bank of America Merrill Lynch dự báo GDP của Trung Quốc ước tăng 5-6% trong thời gian từ nay tới cuối thập niên này.
Còn chuyên gia Derek Scissors, cộng tác viên của Heritage Foundation (có trụ sở ở Washington) cho rằng thống kê GDP là một chỉ dấu sai lạc về tình hình “sức khỏe” kinh tế Trung Quốc. Điều quan trọng là phải bám sát tiến trình cải cách và các chỉ số cho biết hiệu quả vận hành của nền kinh tế này.
Chuyên gia này tỏ ý khen ngợi nỗ lực của Trung Quốc trong việc hạn chế tín dụng. Nhưng “phép thử” khó hơn là liệu Bắc Kinh có khả năng kiểm soát hoạt động đầu tư lãng phí của các doanh nghiệp quốc doanh hay không. Nếu làm được việc này, đây sẽ là một bước đi nhằm tạo ra một cung đường ổn định cho tăng trưởng./.
Mặc dù hai nhân tố hỗ trợ này không hoàn toàn biến thành các “trận gió ngược” cản bước nhóm nước mới nổi, nhưng rõ ràng đã xuất hiện một “môi trường” không thuận ở thời điểm diễn ra phiên họp các Bộ trường Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) ngày 19 và 20/7 vừa qua.
Trong ngày điều trần thứ hai trước Quốc hội Mỹ tuần trước, ông Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), nói rằng hiện còn "quá sớm" để quyết định liệu có thể bắt đầu giảm dần quy mô gói kích thích tăng trưởng kinh tế, thường được biết đến là chương trình nới lỏng định lượng thứ ba (QE3), hay không.
Trong khi đó, mặc dù những ngày “tươi đẹp” với tốc độ tăng trưởng hai con số không còn nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn khiến các nước khác phải mơ ước khi GDP tăng khoảng 7,5% trong quý II năm 2013.
Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 xuống 3,1%. Bart van Ark, chuyên gia kinh tế hàng đầu của tổ chức nghiên cứu thương mại Conference Board, nhận định sức tăng này thấp hơn tiềm năng khoảng 1-1,5 điểm phần trăm.
Đà phục hồi của “người khổng lồ” Mỹ (mặc dù vẫn còn yếu khi xét theo các tiêu chuẩn truyền thống) đang có xu hướng bám rễ chặt hơn. Và thống kê về doanh số bán lẻ và hoạt động khởi công xây nhà trong tháng 6 có thể sẽ chứng minh điều này.
Theo chuyên gia Bart van Ark, chính sách của Fed có thể đúng đối với nước Mỹ. Nhưng vấn đề đặt ra là liệu nó có đúng đối với phần còn lại của thế giới hay không.
Liệu các “con bệnh” ốm yếu có thể “nuốt” được liều thuốc mà các ngân hàng trung ương dành cho và phục hồi? Việc một số nền kinh tế có sẵn sàng hay không là vấn đề còn phải bàn. Và rủi ro lớn nhất xét trên bình diện này đó là các thị trường mới nổi.
“Chảy máu” vốn là rủi ro hàng đầu. Indonesia và Brazil mới đây đã phải nâng lãi suất, trong khi Ấn Độ thắt chặt quy định về giao dịch các sản phẩm tài chính giữa lúc đồng nội tệ rupee trượt xuống mức thấp kỷ lục. Còn ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã phải ồ ạt bán USD để bảo vệ đồng lira.
Chuyên gia Brian Reading thuộc công ty nghiên cứu Lombard Street Research (có trụ sở ở London) cho rằng giá hàng hóa đi xuống và tình trạng nhu cầu co lại tại các nền kinh tế tiên tiến khiến “danh mục” các mối lo trên thị trường ngày một dài thêm.
Các nước đang phát triển đang phải đối mặt với “tam xui,” đó là thị trường sụt giảm, giá cả đi xuống và luồng vốn đổ vào hẹp lại, đặc biệt là khi các nước đã phát triển tham gia cuộc đua lãi suất với Mỹ.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nga (nước chủ nhà của phiên họp Bộ trưởng Tài chính G20 vừa qua) băn khoăn rằng nếu các ngân hàng trung ương của các nước giàu, đặc biệt là Fed, đột ngột rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ, có thể gây ra trạng hỗn loạn trên các thị trường mới nổi.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Anh Reuters, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho rằng các nước sẽ phản đối bất kỳ một thay đổi đột ngột nào về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái.
Người đứng đầu Fed, ông Ben Bernanke đã tìm cách xoa dịu các mối lo này khi nhấn mạnh chương trình mua trái phiếu của Fed sẽ được duy trì thêm một thời gian nữa. Một số nhà quan sát thị trường đã hoan nghênh sự rõ ràng và minh bạch của người “cầm cân nảy mực” tại Fed.
Tuy nhiên, Steven Ricchiuto, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Mizuho lại cho rằng nỗ lực của ông Bernanke nhằm chuyển tải quan điểm của Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) đã biến thành “cơn ác mộng” với công chúng, vì các thành viên tham gia thị trường thích một phát biểu súc tích hơn.
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cũng khiến giới chuyên gia kinh tế ‘lúng túng” khi phát biểu rằng cường quốc này có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7%.
Thông tin này đã bị “nhiễu,” vì mới đầu tháng Ba vừa qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% năm 2013, trong khi kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011-2014 được xây dựng trên cơ sở GDP hàng năm tăng 7%.
Và rồi hãng tin Tân Hoa Xã đã phải đính chính rằng ông Lâu Kế Vĩ nói rằng “kinh tế Trung Quốc có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay.”
Rõ ràng là ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh đang có thái độ hết sức nghiêm túc về việc tái cân bằng nền kinh tế thoát khỏi cái bóng của đầu tư và sẽ chấp nhận tốc độ tăng trưởng chững lại.
Chuyên gia kinh tế Trung Quốc Ting Lu thuộc Bank of America Merrill Lynch nhận định hoàn toàn có khả năng Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7% năm 2014. Bank of America Merrill Lynch dự báo GDP của Trung Quốc ước tăng 5-6% trong thời gian từ nay tới cuối thập niên này.
Còn chuyên gia Derek Scissors, cộng tác viên của Heritage Foundation (có trụ sở ở Washington) cho rằng thống kê GDP là một chỉ dấu sai lạc về tình hình “sức khỏe” kinh tế Trung Quốc. Điều quan trọng là phải bám sát tiến trình cải cách và các chỉ số cho biết hiệu quả vận hành của nền kinh tế này.
Chuyên gia này tỏ ý khen ngợi nỗ lực của Trung Quốc trong việc hạn chế tín dụng. Nhưng “phép thử” khó hơn là liệu Bắc Kinh có khả năng kiểm soát hoạt động đầu tư lãng phí của các doanh nghiệp quốc doanh hay không. Nếu làm được việc này, đây sẽ là một bước đi nhằm tạo ra một cung đường ổn định cho tăng trưởng./.
Hương Giang (TTXVN)