Những ngã rẽ sai lầm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Bỏ qua tất cả những lời kêu gọi ở trong và ngoài nước, Chính phủ Modi đã không nắm bắt được cơ hội chiến lược để cải cách kinh tế, lúng túng thực hiện những cải cách mà họ đã cố gắng đưa ra.
Những ngã rẽ sai lầm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ảnh 1Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại một sự kiện của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) ở New Delhi, ngày 22/12/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trang mạng eastasiaforum.org đưa tin điều 14 của Hiến pháp Ấn Độ nói rằng "Nhà nước sẽ không phủ nhận quyền bình đẳng của bất cứ ai trước pháp luật cũng như quyền được đảm bảo công bằng trước pháp luật bên trong lãnh thổ Ấn Độ."

Tuy nhiên, đầu tháng này, Quốc hội Ấn Độ đã thông qua một đạo luật xác định tôn giáo là một cơ sở để ưu tiên công nhận quốc tịch cho cộng đồng người thiểu số thuộc các quốc gia láng giềng. Luật này không áp dụng với người Hồi giáo.

Điều này có vẻ vô thưởng vô phạt. Nhưng ngoài việc làm suy yếu các nguyên tắc sáng lập Hiến pháp Ấn Độ - trái ngược với Cộng hòa Hồi giáo Pakistan không thế tục láng giềng - nó cản trở mục đích của bất cứ thay đổi nào được đưa ra nhằm giúp các nhóm thiểu số bị đàn áp và là một sự sỉ nhục có tính toán đối với 200 triệu người Hồi giáo ở Ấn Độ.

Những ưu tiên của Thủ tướng Narendra Modi

Khi nền kinh tế Ấn Độ tiếp tục lao đao do các vết thương tự gây ra bởi chính sách kinh tế không phù hợp, ban lãnh đạo nước này ngày càng bận tâm hơn đến việc cố gắng làm thỏa mãn nguyên tắc chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo (Hindu) của họ.

[Cơ quan công tố Ấn Độ lật tẩy âm mưu ám sát Thủ tướng Modi]

Được thúc đẩy bởi chiến thắng vang dội của ông Modi trong cuộc tổng tuyển cử với triển vọng mở cửa và cải cách kinh tế, Ấn Độ đã sụp đổ, từ một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới trở thành một nền kinh tế đang phát triển trung bình và có nhiều rủi ro. Tốc độ tăng trưởng đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hơn 6 năm qua.

Bỏ qua tất cả những lời kêu gọi ở trong và ngoài nước, Chính phủ Modi đã không nắm bắt được cơ hội chiến lược để cải cách kinh tế, lúng túng thực hiện những cải cách mà họ đã cố gắng đưa ra.

Những con số nói lên tất cả. Nếu GDP bình quân đầu người của Ấn Độ tăng 7%/năm (mức tăng trưởng trung bình trong 2 thập kỷ qua), họ sẽ đuổi kịp mức bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng năm nay đang có chiều hướng giảm xuống còn 5%.

Thủ tướng Modi đã đánh mất cơ hội tăng trưởng trong tương lai khi ông từ chối một thỏa thuận mở cửa cho tự do hóa ở châu Á bằng việc không ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại Bangkok hồi tháng 11 vừa qua.

Các chính sách Hướng Đông và Hành động phía Đông của Ấn Độ đã trở nên vô dụng. Tình cảm chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ đã lấn át lý trí của các nhà đàm phán Ấn Độ về RCEP tại Bangkok. Ấn Độ một lần nữa dường như trở thành kẻ phá hỏng một thỏa thuận thương mại quốc tế do bản năng tự làm hại mình.

Nền kinh tế Ấn Độ rất cần động lực thúc đẩy mà những cải cách nhờ RCEP sẽ giúp cho tăng trưởng kinh tế dài hạn, tạo việc làm cho một lực lượng lao động đang phình to và xóa đói giảm nghèo.

Những bước đi sai lầm như vậy của Ấn Độ tiếp tục trừng phạt Ấn Độ (và các quốc gia Nam Á mà họ chi phối) do các chỉ số phúc lợi kinh tế chỉ là một phần nhỏ so với khu vực Đông Á-Nam Á chỉ chiếm 2,7% thương mại toàn cầu so với 30,1% của Đông Á, 2,2% đầu tư nước ngoài so với 48,1% của Đông Á, và 4% GDP toàn cầu so với 30,2% của Đông Á, trong khi Ấn Độ chiếm tới 23,9% và khu vực Nam Á chiếm 30,7% dân số thế giới.

Vậy có thể hiểu như thế nào về việc Chính phủ Modi không tận dụng được chiến thắng bầu cử vang dội để mở đường cho cải cách?

Còn nhớ trong chiến dịch tranh cử, ông Modi đã thông báo cuộc "tấn công phủ đầu" của lực lượng không quân Ấn Độ nhằm vào những phần tử khủng bố ở Pakistan hồi tháng 2/2019 sau vụ hơn 40 cảnh sát bán quân sự của Ấn Độ bị thiệt mạng trong một vụ đánh bom liều chết ở Kashmir.

Một số người có thể đã hoài nghi nhưng nhiều cử tri đã tin vào câu chuyện chính phủ đã ra một quyết định quan trọng và táo bạo là trả đũa Islamabad.

Không ngừng quảng bá cho một "túi" thành tích

Thuế hàng hóa và dịch vụ sửa đổi được dự kiến sẽ giúp quản lý tốt hơn việc thu thuế và thương mại trong nước. Một báo cáo về Chính sách Giáo dục mới đã cam kết sẽ cải tổ toàn bộ hệ thống giáo dục.

Một kế hoạch cung cấp khí đốt đóng chai cho các hộ gia đình nghèo ở nông thôn để giải phóng những người phụ nữ nội trợ khỏi khói độc hại và mất nhiều thời gian để kiếm nhiên liệu.

Chính phủ cũng tuyên bố thành công trong chiến dịch xây hệ thống vệ sinh công cộng được phát động năm 2014.

Một chương trình y tế quốc gia đã mang lại hy vọng về dịch vụ chăm sóc y tế với chi phí phải chăng cho tất cả mọi người.

Các tòa án, tổ chức giáo dục, hệ thống ngân hàng và cảnh sát ngày càng phản ánh "các giá trị Ấn giáo của đảng cầm quyền và những người ủng hộ nhiệt tình của họ.

Một cơ chế Đăng ký quốc tịch toàn quốc hứa hẹn sẽ xác định và phát hiện những người không phải người Ấn Độ, đặc biệt là người Hồi giáo."

Và bây giờ là Luật Quốc tịch sửa đổi

Vận may chính trị ở Ấn Độ có thể giảm nhanh chóng. Điều khác biệt hiện nay là cả Indira và Rajiv Gandhi đều không thể kêu gọi hàng triệu người ủng hộ và công nhân mà Rashtriya Swayamsevak Sangh (RSS) - nhóm ủng hộ những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo và chủ nghĩa sôvanh - có thể kiểm soát.

Cũng không phải là hệ tư tưởng thịnh hành đang lên, như hiện nay, ủng hộ các phong trào sôvanh bảo thủ, thần thoại hóa những yêu cầu thông qua sức mạnh của kỹ thuật số.

Đây là môi trường chính trị chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa sôvanh, hướng nội, trong đó Ấn Độ đã chọn chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ và hoài nghi về sự mở cửa, chủ nghĩa khu vực và hợp tác quốc tế. Ông Modi một lần nữa đã mất tinh thần và đang "nhốt" Ấn Độ vào một tương lai không có hứa hẹn.

Khoảng cách giữa Ấn Độ và khu vực Đông Á sẽ ngày càng nới rộng hơn, khiến Ấn Độ khó khăn hơn trong việc hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu do các điều kiện thuận lợi đang ngày càng giảm./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục