Những ngày phim tài liệu Việt Nam, diễn ra từ ngày 20-22/1, tại Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương, gồm sáu bộ phim tiêu biểu được sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ XX cho đến những phim mới sản xuất năm 2010, có phim giành được giải thưởng trong các kỳ liên hoan phim trong nước.
Những ngày phim tài liệu Việt Nam là sự kiện do Hãng tổ chức chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và hướng tới kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2).
Đầu tiên phải kể đến phim nhựa "Hình ảnh về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch," sản xuất năm 1960 của đạo diễn Quang Huy, phim dài 40 phút. Qua những thước phim tư liệu, ảnh, hồ sơ, báo chí lưu trữ, bộ phim kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch ở trong nước và nước ngoài từ những năm 1920-1960. Phim đã giành được giải thưởng Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II, tổ chức năm 1973.
Phim nhựa "Miền Nam trong trái tim tôi," dài 40 phút, sản xuất năm 1976, của đạo diễn Hồng Hà, Kỳ Nam. Phim khẳng định rằng miền Nam là một bộ phận không thể chia cắt của Việt Nam, ngay từ ngày độc lập (2/9) miền Nam đã luôn ở trong trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ phim cũng thể hiện nỗi lòng yêu mến, thiết tha nhớ về miền Nam của Bác Hồ lúc sinh thời.
Tiếp theo là phim nhựa "Hồ Chí Minh - hình ảnh của Người," dài 30 phút do nghệ sỹ Nhân dân Đào Trọng Khánh làm biên kịch và đạo diễn. Bộ phim mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện hình tượng Hồ Chí Minh - một nhà văn hóa lớn thông qua giới thiệu tóm tắt sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người... Phim giành giải thưởng Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX năm 1990.
Phim tài liệu video "Đại tướng Võ Nguyên Giáp một thế kỷ một đời người," sản xuất năm 2001 do nghệ sỹ Nhân Đào Trọng Khánh làm biên kịch, đạo diễn. Phim nói về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tổng chỉ huy của Quân đội Nhân dân Viêt Nam, tài năng và những cống hiến của ông góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân dân Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Phim giành được Giải đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII năm 2001; Giải biên kịch xuất sắc nhất cho nghệ sỹ Nhân dân Đào Trọng Khánh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII năm 2001.
Hai phim mới sản xuất trong năm 2010 được giới thiệu trong đợt này là phim "Những người cộng sản" của đạo diễn Đào Thanh Tùng và phim "Từ Thác Bà đến thủy điện Sơn La" của đạo diễn, nghệ sỹ Ưu tú Nguyễn Thước.
Phim "Những người cộng sản" nói về các thế hệ Đảng viên cộng sản Việt Nam đã hy sinh, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước trong công cuộc đổi mới. Họ mãi là những tấm gương cho thế hệ trẻ kính phục và học tập.
Còn phim "Từ Thác Bà đến thủy điện Sơn La" nói về đội ngũ những người làm thủy điện Việt Nam lớn lên theo những công trình thủy điện trong nửa thế kỷ qua. Bắt đầu với thủy điện Thác Bà được xây dựng vào những năm 60, với sự giúp đỡ hoàn toàn của các chuyên gia Liên Xô cho đến thủy điện Sơn La, Việt Nam đã tự làm từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công với những công nghệ tiên tiến nhất. Tổ máy số 1 của thủy điện Sơn La đã phát điện vào những ngày cuối năm 2010./.
Những ngày phim tài liệu Việt Nam là sự kiện do Hãng tổ chức chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và hướng tới kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2).
Đầu tiên phải kể đến phim nhựa "Hình ảnh về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch," sản xuất năm 1960 của đạo diễn Quang Huy, phim dài 40 phút. Qua những thước phim tư liệu, ảnh, hồ sơ, báo chí lưu trữ, bộ phim kể lại cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chủ Tịch ở trong nước và nước ngoài từ những năm 1920-1960. Phim đã giành được giải thưởng Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II, tổ chức năm 1973.
Phim nhựa "Miền Nam trong trái tim tôi," dài 40 phút, sản xuất năm 1976, của đạo diễn Hồng Hà, Kỳ Nam. Phim khẳng định rằng miền Nam là một bộ phận không thể chia cắt của Việt Nam, ngay từ ngày độc lập (2/9) miền Nam đã luôn ở trong trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ phim cũng thể hiện nỗi lòng yêu mến, thiết tha nhớ về miền Nam của Bác Hồ lúc sinh thời.
Tiếp theo là phim nhựa "Hồ Chí Minh - hình ảnh của Người," dài 30 phút do nghệ sỹ Nhân dân Đào Trọng Khánh làm biên kịch và đạo diễn. Bộ phim mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện hình tượng Hồ Chí Minh - một nhà văn hóa lớn thông qua giới thiệu tóm tắt sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người... Phim giành giải thưởng Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IX năm 1990.
Phim tài liệu video "Đại tướng Võ Nguyên Giáp một thế kỷ một đời người," sản xuất năm 2001 do nghệ sỹ Nhân Đào Trọng Khánh làm biên kịch, đạo diễn. Phim nói về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tổng chỉ huy của Quân đội Nhân dân Viêt Nam, tài năng và những cống hiến của ông góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân dân Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.
Phim giành được Giải đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII năm 2001; Giải biên kịch xuất sắc nhất cho nghệ sỹ Nhân dân Đào Trọng Khánh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII năm 2001.
Hai phim mới sản xuất trong năm 2010 được giới thiệu trong đợt này là phim "Những người cộng sản" của đạo diễn Đào Thanh Tùng và phim "Từ Thác Bà đến thủy điện Sơn La" của đạo diễn, nghệ sỹ Ưu tú Nguyễn Thước.
Phim "Những người cộng sản" nói về các thế hệ Đảng viên cộng sản Việt Nam đã hy sinh, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước trong công cuộc đổi mới. Họ mãi là những tấm gương cho thế hệ trẻ kính phục và học tập.
Còn phim "Từ Thác Bà đến thủy điện Sơn La" nói về đội ngũ những người làm thủy điện Việt Nam lớn lên theo những công trình thủy điện trong nửa thế kỷ qua. Bắt đầu với thủy điện Thác Bà được xây dựng vào những năm 60, với sự giúp đỡ hoàn toàn của các chuyên gia Liên Xô cho đến thủy điện Sơn La, Việt Nam đã tự làm từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công với những công nghệ tiên tiến nhất. Tổ máy số 1 của thủy điện Sơn La đã phát điện vào những ngày cuối năm 2010./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)