Chỉ còn ít phút nữa là đồng hồ điểm những phút cuối cùng, năm cũ sắp qua đi, năm mới sắp đến, giờ này mọi người đều ấm êm trong gia đình, cùng ăn bữa cơm Tất niên và xem những chương trình giải trí trên truyền hình nhưng bên ngoài đường vẫn thấp thoáng bóng người công nhân vệ sinh vẫn tiếp tục miệt mài lao động để giữ cho đường phố sạch, các chiến sỹ công an vẫn căng mình đảm bảo an ninh trật tự cho mọi nhà.
Bên lề của mùa xuân, họ hy sinh một phần hạnh phúc riêng tư của mình để giữ bình yên cho những cung đường, cho nhân dân vui xuân, đón Tết.
Năm nào cũng vậy, nhiều người công nhân vệ sinh môi trường đã quen với việc đón giao thừa trên đường phố. Khi mọi người diện những quần áo đẹp để đi đón giao thừa trên phố thì các chịvẫn cần mẫn với công việc của mình, chăm chỉ quét dọn từng mẩu rác trên đường để sáng mùng 1 Tết khi mọi người tỉnh dậy thì phố phường đã tinh khôi, sạch đẹp. Với họ, giao thừa là thời gian họ bận nhất trong năm.
Lụi cụi đưa những nhát chổi cuối cùng trên phố Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long, bịt kín mặt bằng chiếc khẩu trang, chị Nga, công nhân vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long, lại đẩy chiếc xe đầy rác về nơi tập kết để đưa lên ôtô chuyên dụng chở ra bãi đổ. Vuốt những giọt mồ hôi trên trán, chị thổ lộ: “Đã nhiều năm đón giao thừa ngoài đường nhưng mỗi khi giao thừa đến lòng vẫn cứ thấy nôn nao. Nhìn mọi người mặc quần áo đẹp đón xuân mình cũng thấy buồn.”
Dứt lời chị cúi xuống chép miệng: “Biết thế thôi em ạ, nghề nào nghiệp đấy mà, công nhân vệ sinh ai chả phải đón giao thừa ngoài phố.”Cuối năm nào cũng vậy, các chị công nhân vệ sinh đều phải làm "thông", từ năm cũ sang năm mới, chỉ khi nào đường phố sạch sẽ, tinh tươm nhiều năm phải đến 3-4h sáng, khi mọi người đã bước vào giấc ngủ say nồng các chị mới lục tục kéo nhau về.
Cùng với các chị công nhân vệ sinh môi trường, thì những cán bộ, chiến sỹ công an tỉnh Quảng Ninh cũng đang căng mình để có một đêm giao thừa an lành cho người dân.
Trung sỹ Đào Duy Long, Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an thị xã Cẩm Phả tâm sự, trong những ngày này, chúng em đảm bảo quân số trực Tết để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ cho người dân. Dù là đêm giao thừa nhưng mọi người trong đội luôn trong tư thế sẵn sàng để khi có tình huống xấu xảy ra là có mặt ngay.
Trung tá Nguyễn Hữu Lý, Phó trưởng Công an thành phố Hạ Long cho biết: "Anh em cảnh sát giao thông thành phố Hạ Long ăn tết cả ngày lẫn đêm ngay trên đường bởi chúng tôi phải đi suốt, đâu có nghỉ. Bởi Tết là thời điểm mọi người đi lại, vui chơi, mua bán đông hơn ngày thường, kéo theo đó là ùn tắc giao thông, va quệt, tai nạn... và điều này đồng nghĩa với việc cảnh sát giao thông phải dồn lực để giải quyết khối công việc gấp đôi, gấp ba."
"Căng nhất là đêm 30, anh em trong đơn vị vừa tăng cường tuần tra kiểm soát, vừa thực hiện phân luồng, phân tuyến tránh ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường trọng điểm và những điểm bắn pháo hoa, khi xong việc về đến cơ quan đã 2-3 giờ sáng, mọi người mới ngồi lại bên nhau, cùng cụng ly chúc mừng năm mới. Rồi, ai hết ca thì tranh thủ nghỉ ngơi để lấy sức mà chiến đấu tiếp, còn không thì lại lên đường làm nhiệm vụ,” Trung tá Lý chia sẻ.
Đêm Giao thừa của cảnh sát giao thông là vậy, họ lại là những người về nhà muộn nhất trong đêm giao thừa, thậm chí có người kết thúc ca trực thì cũng vừa hết Tết, chẳng được vui xuân, thăm thú bà con họ hàng.
Đón xuân trên từng cung đường, những công nhân vệ sinh, những chiến sỹ cảnh sát giao thông, đang lặng thầm hy sinh hạnh phúc cá nhân để đem cho những mùa xuân an lành đến cho mọi gia đình./.
Bên lề của mùa xuân, họ hy sinh một phần hạnh phúc riêng tư của mình để giữ bình yên cho những cung đường, cho nhân dân vui xuân, đón Tết.
Năm nào cũng vậy, nhiều người công nhân vệ sinh môi trường đã quen với việc đón giao thừa trên đường phố. Khi mọi người diện những quần áo đẹp để đi đón giao thừa trên phố thì các chịvẫn cần mẫn với công việc của mình, chăm chỉ quét dọn từng mẩu rác trên đường để sáng mùng 1 Tết khi mọi người tỉnh dậy thì phố phường đã tinh khôi, sạch đẹp. Với họ, giao thừa là thời gian họ bận nhất trong năm.
Lụi cụi đưa những nhát chổi cuối cùng trên phố Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long, bịt kín mặt bằng chiếc khẩu trang, chị Nga, công nhân vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long, lại đẩy chiếc xe đầy rác về nơi tập kết để đưa lên ôtô chuyên dụng chở ra bãi đổ. Vuốt những giọt mồ hôi trên trán, chị thổ lộ: “Đã nhiều năm đón giao thừa ngoài đường nhưng mỗi khi giao thừa đến lòng vẫn cứ thấy nôn nao. Nhìn mọi người mặc quần áo đẹp đón xuân mình cũng thấy buồn.”
Dứt lời chị cúi xuống chép miệng: “Biết thế thôi em ạ, nghề nào nghiệp đấy mà, công nhân vệ sinh ai chả phải đón giao thừa ngoài phố.”Cuối năm nào cũng vậy, các chị công nhân vệ sinh đều phải làm "thông", từ năm cũ sang năm mới, chỉ khi nào đường phố sạch sẽ, tinh tươm nhiều năm phải đến 3-4h sáng, khi mọi người đã bước vào giấc ngủ say nồng các chị mới lục tục kéo nhau về.
Cùng với các chị công nhân vệ sinh môi trường, thì những cán bộ, chiến sỹ công an tỉnh Quảng Ninh cũng đang căng mình để có một đêm giao thừa an lành cho người dân.
Trung sỹ Đào Duy Long, Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an thị xã Cẩm Phả tâm sự, trong những ngày này, chúng em đảm bảo quân số trực Tết để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ cho người dân. Dù là đêm giao thừa nhưng mọi người trong đội luôn trong tư thế sẵn sàng để khi có tình huống xấu xảy ra là có mặt ngay.
Trung tá Nguyễn Hữu Lý, Phó trưởng Công an thành phố Hạ Long cho biết: "Anh em cảnh sát giao thông thành phố Hạ Long ăn tết cả ngày lẫn đêm ngay trên đường bởi chúng tôi phải đi suốt, đâu có nghỉ. Bởi Tết là thời điểm mọi người đi lại, vui chơi, mua bán đông hơn ngày thường, kéo theo đó là ùn tắc giao thông, va quệt, tai nạn... và điều này đồng nghĩa với việc cảnh sát giao thông phải dồn lực để giải quyết khối công việc gấp đôi, gấp ba."
"Căng nhất là đêm 30, anh em trong đơn vị vừa tăng cường tuần tra kiểm soát, vừa thực hiện phân luồng, phân tuyến tránh ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường trọng điểm và những điểm bắn pháo hoa, khi xong việc về đến cơ quan đã 2-3 giờ sáng, mọi người mới ngồi lại bên nhau, cùng cụng ly chúc mừng năm mới. Rồi, ai hết ca thì tranh thủ nghỉ ngơi để lấy sức mà chiến đấu tiếp, còn không thì lại lên đường làm nhiệm vụ,” Trung tá Lý chia sẻ.
Đêm Giao thừa của cảnh sát giao thông là vậy, họ lại là những người về nhà muộn nhất trong đêm giao thừa, thậm chí có người kết thúc ca trực thì cũng vừa hết Tết, chẳng được vui xuân, thăm thú bà con họ hàng.
Đón xuân trên từng cung đường, những công nhân vệ sinh, những chiến sỹ cảnh sát giao thông, đang lặng thầm hy sinh hạnh phúc cá nhân để đem cho những mùa xuân an lành đến cho mọi gia đình./.
Mạnh Tú (TTXVN/Vietnam+)