Trong tiết trời giá rét của những ngày Tết Dương lịch, khi người người kéo nhau về quê tận hưởng những ngày nghỉ cuối năm, thì tại nhiều góc đường, khu phố ở Hà Nội vẫn có những dáng người bé nhỏ, đứng ngồi co ro với hy vọng kiếm thêm đồng tiền mang về quê cải thiện mâm cơm gia đình.
Đìu hiu… “chợ người”
5 giờ sáng ngày 30 Tết, mặc cho gió trời thổi lộng và rét buốt, ông Trần Thế Bắc, quê ở Bình Lục, tỉnh Hà Nam vẫn có mặt tại “chợ người” Mai Dịch chờ được bán sức mình, kiếm tiền về quê.
Tại khu chợ lao động này, cũng như ông Bắc, hơn 100 lao động khác đã có mặt từ lúc trời rạng sáng. Họ-người đứng, người ngồi co ro với nét mặt buồn thiu, có người bịt kín mặt mày, tay chân run rẩy và… không ngừng hy vọng.
“Người ta đóng cửa, về quê từ hôm qua, hôm kia hết rồi. Ở nơi này, chỉ còn lại những người lao động kham khổ như chúng tôi thôi. Dù biết trời lạnh, người thuê ít nhưng không đi cũng không yên. Và, với hy vọng ‘biết đâu lại có người cần thuê việc,’ thế nên đã thức dậy ra đây như mọi ngày,” ông Bắc thều thào.
Không riêng gì cảnh tượng đìu hiu ở “chợ” lao động Mai Dịch, mà tại các khu chợ khác của Hà Nội như cầu chui Long Biên, ngã tư Giảng Võ, Dốc Bưởi,… đội quân lao động tự do, hay lao động mùa vụ cũng hoạt động rất nhộn nhịp. Họ “thèm” được bán sức mình và chấp nhận làm bất cứ việc gì, miễn có thêm thu nhập.
Là người có thâm niên ở “chợ” lao động Mai Dịch, anh Phạm Kế Trung-một phu gạch quê ở Yên Định, Thanh Hóa, quá quen thuộc với chuyện “ế ẩm sức mình” mỗi khi các khu xưởng, quán xã đóng cửa để nghỉ dịp lễ, Tết.
Anh Trung bày tỏ: “Thời buổi kinh tế khó khăn, công việc cũng trì trệ chú ạ! Mang tiếng cả năm lao lực làm ăn, nhưng có tích góp được đồng nào đâu. Thế nên, những ngày này ngồi vật vờ mãi cũng nóng ruột lắm. Mà dân lao động mùa vụ như mình, không ai thuê thì lấy đâu ra tiền về quê đón Tết."
Chung cảnh tượng như anh Trung, bác Nguyễn Văn Sơn, quê ở Ý Yên, Nam Định cũng rơi vào tình cảnh… ế ẩm ở "chợ người" ngã tư Giảng Võ suốt gần một tháng nay.
Rít điếu thuốc lào rồi thở dài theo làn khói trắng, bác Sơn ngậm ngùi: “Mùa màng thất bát, cực chẳng đã tui mới lăn lộn ra Hà Nội tìm kiếm việc làm, những mong cải thiện cuộc sống gia đình. Thế nhưng, số bần nên đã gần nửa năm dạt dẹo ở ‘chợ' rồi mà vẫn ‘đói’ việc lắm.”
Cởi mở hơn, bác Sơn bảo dịp cuối năm này công việc khan hiếm hơn ngày thường rất nhiều, bởi thời điểm này lượng người đổ xô tới Hà Nội “nuôi” hy vọng được bán sức, kiếm tiền thì nhiều, trong khi người có nhu cầu thuê người giúp việc lại ít dần.
Bởi vậy, theo bác Sơn thì có những lúc người lao động tự do phải chờ ba bốn ngày liền là chuyện thường, có khi cả tuần lễ không kiếm được việc ra tiền cũng chẳng phải là chuyện hiếm. Và, dù thực tế là vậy, song bác Sơn cũng tỏ ra rất lo lắng khi đã bước sang ngày nghỉ thứ hai của dịp Tết Dương lịch mà vẫn không có ai thuê.
“Bình thường nhiều việc, kiếm được tiền thì còn đỡ, chứ mang hy vọng thoát nghèo ra thành phố mưu sinh mà hơn 5 tháng kiếm ăn, tiền túi vẫn chưa đủ mua cái vé xe về quê. Cứ hết một ngày co ro ở vỉa hè chờ người thuê việc, làm mấy điếu thuốc lào rồi lại lủi thủi về ‘ổ chuột,’ chả giải quyết được việc gì,” ông ngậm ngùi.
"Thèm" được bán… sức mình
Không riêng gì cánh đàn ông, thanh niên quyết rời quê tới thành phố mưu sinh, mà nhiều chị em cũng làm liều tìm tới Hà Nội, ngày nay qua ngày khác đứng ở “chợ người,” những mong có người thuê làm việc, kiếm được đồng tiền mang về trang trải cuộc sống gia đình ở quê nhà.
Mơ ước là vậy, song, không phải ai cũng tìm được việc làm, hoặc may mắn tìm được công việc nhưng có khi cũng không mấy suôn sẻ. Như chuyện đổ vỡ công việc của chị Nguyễn Thi Hoa, quê ở Lạc Sơn, tỉnh Hòa Binh, là một ví dụ.
Theo lời chị Hoa, cách đây 10 ngày, chị đã may mắn gặp được người thuê làm công việc rửa bát tại một quán ăn, nằm trên đường Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm với giá “ăn liền” 70.000 đồng/ngày, ngay từ khi chị mới ở quê xuống Hà Nội. Thế nhưng, vừa làm quen được công việc thì đùng một cái, cửa hàng này lại gặp vận đen phải đóng cửa, buộc chị phải nghỉ việc.
“Thành ra đến nay, tôi đã nhận được tiền đâu. Họ đi đâu mất hút nên mình đành phải quay lại chợ lao động ở cầu chui Long Biên với hy vọng tìm việc làm mới thôi,” chị thở dài nói.
Tại khu “chợ người” ở cầu chui Long Biên này, phần lớn những người lao động đến đây là người ở các tỉnh lỵ, xa quê, trong đó có cả đàn ông lẫn chị em phụ nữ, thi thoảng có một vài sinh viên làm thêm. Hàng ngày, họ tập trung tại chợ từ lúc 5-6 giờ sáng và kéo dài đến đêm khuya với hy vọng gặp được “quan nhân” cần mua sức lao động của mình.
“Mỗi khi có 'quan nhân' rảo bước đi qua, chúng tôi-từng tốp người lại nháo nhác, chạy xúm lại như thể tìm thấy cơ hội… đổi đời. Tuy nhiên, cơ hội cũng chỉ thoáng qua, bởi rất nhiều lần họ cất tiếng gọi mua sức lao động rồi không ứng ý lại đột nhiên quay đi,” ông Nguyễn Văn Đoàn, lao động tại cầu chui Long Biên chia sẻ.
Thông thường, mỗi ngày tại khu “chợ người” cầu chui Long Biên tập trung khoảng trên dưới 100 lao động, đa phần là những người có hoàn cảnh nghèo khó, hoặc thất nghiệp, hoặc chưa tìm được việc làm nên làm tạm.
“Đến với nghề bán sức công này, ai thuê gì chúng tôi cũng làm, từ việc gánh gạch, đào đất, lội ao trong tiết trời giá rét,... Thậm chí, đôi khi còn phải chấp nhận hạ thấp mình, xin chày xin cối để có việc làm nên thu nhập thất thường lắm,” ông Đoàn nói.
Cùng mang hy vọng cải thiện bữa cơm ngày tết, nhiều lao động tự do tại các khu vực “chợ người” Phùng Khoang, Dốc Bưởi… cũng tâm sự rằng họ “thèm” được bán sức thân mình để kiếm những đồng tiền chính đáng, trang trải cuộc sống và lo con cái ăn học.
Bởi vậy, trong cái rét căm căm của những ngày Tết Dương lịch, những người lao động quê mùa, lam lũ ở các khu “chợ” lao động khắp mọi nơi trên địa bàn Hà Nội vẫn nhếch nhác, co ro trong giá rét. Họ cố nán lại thêm từng ngày để mong có người đến mua sức lao động của mình… và hy vọng về một cái tết đủ no, đủ ấm./.
Đìu hiu… “chợ người”
5 giờ sáng ngày 30 Tết, mặc cho gió trời thổi lộng và rét buốt, ông Trần Thế Bắc, quê ở Bình Lục, tỉnh Hà Nam vẫn có mặt tại “chợ người” Mai Dịch chờ được bán sức mình, kiếm tiền về quê.
Tại khu chợ lao động này, cũng như ông Bắc, hơn 100 lao động khác đã có mặt từ lúc trời rạng sáng. Họ-người đứng, người ngồi co ro với nét mặt buồn thiu, có người bịt kín mặt mày, tay chân run rẩy và… không ngừng hy vọng.
“Người ta đóng cửa, về quê từ hôm qua, hôm kia hết rồi. Ở nơi này, chỉ còn lại những người lao động kham khổ như chúng tôi thôi. Dù biết trời lạnh, người thuê ít nhưng không đi cũng không yên. Và, với hy vọng ‘biết đâu lại có người cần thuê việc,’ thế nên đã thức dậy ra đây như mọi ngày,” ông Bắc thều thào.
Không riêng gì cảnh tượng đìu hiu ở “chợ” lao động Mai Dịch, mà tại các khu chợ khác của Hà Nội như cầu chui Long Biên, ngã tư Giảng Võ, Dốc Bưởi,… đội quân lao động tự do, hay lao động mùa vụ cũng hoạt động rất nhộn nhịp. Họ “thèm” được bán sức mình và chấp nhận làm bất cứ việc gì, miễn có thêm thu nhập.
Là người có thâm niên ở “chợ” lao động Mai Dịch, anh Phạm Kế Trung-một phu gạch quê ở Yên Định, Thanh Hóa, quá quen thuộc với chuyện “ế ẩm sức mình” mỗi khi các khu xưởng, quán xã đóng cửa để nghỉ dịp lễ, Tết.
Anh Trung bày tỏ: “Thời buổi kinh tế khó khăn, công việc cũng trì trệ chú ạ! Mang tiếng cả năm lao lực làm ăn, nhưng có tích góp được đồng nào đâu. Thế nên, những ngày này ngồi vật vờ mãi cũng nóng ruột lắm. Mà dân lao động mùa vụ như mình, không ai thuê thì lấy đâu ra tiền về quê đón Tết."
Chung cảnh tượng như anh Trung, bác Nguyễn Văn Sơn, quê ở Ý Yên, Nam Định cũng rơi vào tình cảnh… ế ẩm ở "chợ người" ngã tư Giảng Võ suốt gần một tháng nay.
Rít điếu thuốc lào rồi thở dài theo làn khói trắng, bác Sơn ngậm ngùi: “Mùa màng thất bát, cực chẳng đã tui mới lăn lộn ra Hà Nội tìm kiếm việc làm, những mong cải thiện cuộc sống gia đình. Thế nhưng, số bần nên đã gần nửa năm dạt dẹo ở ‘chợ' rồi mà vẫn ‘đói’ việc lắm.”
Cởi mở hơn, bác Sơn bảo dịp cuối năm này công việc khan hiếm hơn ngày thường rất nhiều, bởi thời điểm này lượng người đổ xô tới Hà Nội “nuôi” hy vọng được bán sức, kiếm tiền thì nhiều, trong khi người có nhu cầu thuê người giúp việc lại ít dần.
Bởi vậy, theo bác Sơn thì có những lúc người lao động tự do phải chờ ba bốn ngày liền là chuyện thường, có khi cả tuần lễ không kiếm được việc ra tiền cũng chẳng phải là chuyện hiếm. Và, dù thực tế là vậy, song bác Sơn cũng tỏ ra rất lo lắng khi đã bước sang ngày nghỉ thứ hai của dịp Tết Dương lịch mà vẫn không có ai thuê.
“Bình thường nhiều việc, kiếm được tiền thì còn đỡ, chứ mang hy vọng thoát nghèo ra thành phố mưu sinh mà hơn 5 tháng kiếm ăn, tiền túi vẫn chưa đủ mua cái vé xe về quê. Cứ hết một ngày co ro ở vỉa hè chờ người thuê việc, làm mấy điếu thuốc lào rồi lại lủi thủi về ‘ổ chuột,’ chả giải quyết được việc gì,” ông ngậm ngùi.
"Thèm" được bán… sức mình
Không riêng gì cánh đàn ông, thanh niên quyết rời quê tới thành phố mưu sinh, mà nhiều chị em cũng làm liều tìm tới Hà Nội, ngày nay qua ngày khác đứng ở “chợ người,” những mong có người thuê làm việc, kiếm được đồng tiền mang về trang trải cuộc sống gia đình ở quê nhà.
Mơ ước là vậy, song, không phải ai cũng tìm được việc làm, hoặc may mắn tìm được công việc nhưng có khi cũng không mấy suôn sẻ. Như chuyện đổ vỡ công việc của chị Nguyễn Thi Hoa, quê ở Lạc Sơn, tỉnh Hòa Binh, là một ví dụ.
Theo lời chị Hoa, cách đây 10 ngày, chị đã may mắn gặp được người thuê làm công việc rửa bát tại một quán ăn, nằm trên đường Bạch Đằng, quận Hoàn Kiếm với giá “ăn liền” 70.000 đồng/ngày, ngay từ khi chị mới ở quê xuống Hà Nội. Thế nhưng, vừa làm quen được công việc thì đùng một cái, cửa hàng này lại gặp vận đen phải đóng cửa, buộc chị phải nghỉ việc.
“Thành ra đến nay, tôi đã nhận được tiền đâu. Họ đi đâu mất hút nên mình đành phải quay lại chợ lao động ở cầu chui Long Biên với hy vọng tìm việc làm mới thôi,” chị thở dài nói.
Tại khu “chợ người” ở cầu chui Long Biên này, phần lớn những người lao động đến đây là người ở các tỉnh lỵ, xa quê, trong đó có cả đàn ông lẫn chị em phụ nữ, thi thoảng có một vài sinh viên làm thêm. Hàng ngày, họ tập trung tại chợ từ lúc 5-6 giờ sáng và kéo dài đến đêm khuya với hy vọng gặp được “quan nhân” cần mua sức lao động của mình.
“Mỗi khi có 'quan nhân' rảo bước đi qua, chúng tôi-từng tốp người lại nháo nhác, chạy xúm lại như thể tìm thấy cơ hội… đổi đời. Tuy nhiên, cơ hội cũng chỉ thoáng qua, bởi rất nhiều lần họ cất tiếng gọi mua sức lao động rồi không ứng ý lại đột nhiên quay đi,” ông Nguyễn Văn Đoàn, lao động tại cầu chui Long Biên chia sẻ.
Thông thường, mỗi ngày tại khu “chợ người” cầu chui Long Biên tập trung khoảng trên dưới 100 lao động, đa phần là những người có hoàn cảnh nghèo khó, hoặc thất nghiệp, hoặc chưa tìm được việc làm nên làm tạm.
“Đến với nghề bán sức công này, ai thuê gì chúng tôi cũng làm, từ việc gánh gạch, đào đất, lội ao trong tiết trời giá rét,... Thậm chí, đôi khi còn phải chấp nhận hạ thấp mình, xin chày xin cối để có việc làm nên thu nhập thất thường lắm,” ông Đoàn nói.
Cùng mang hy vọng cải thiện bữa cơm ngày tết, nhiều lao động tự do tại các khu vực “chợ người” Phùng Khoang, Dốc Bưởi… cũng tâm sự rằng họ “thèm” được bán sức thân mình để kiếm những đồng tiền chính đáng, trang trải cuộc sống và lo con cái ăn học.
Bởi vậy, trong cái rét căm căm của những ngày Tết Dương lịch, những người lao động quê mùa, lam lũ ở các khu “chợ” lao động khắp mọi nơi trên địa bàn Hà Nội vẫn nhếch nhác, co ro trong giá rét. Họ cố nán lại thêm từng ngày để mong có người đến mua sức lao động của mình… và hy vọng về một cái tết đủ no, đủ ấm./.
Hùng Võ (Vietnam+)