Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa đánh tiếng có thể chấm dứt chế độ neo giá đồng nhân dân tệ, tức là sẽ cho phép đồng tiền này lên giá so với đồng USD.
Mạng tin “Dự báo Thị trường” (Anh) ngày 21/6 có bài phân tích về lý do của việc này và những ảnh hưởng đối với các đồng tiền và nền kinh tế khác.
Tác động đối với đồng Nhân nhân tệ
Theo bài báo trên, Trung Quốc sẽ không từ bỏ cơ chế ấn định tỷ giá chỉ vì sức ép bên ngoài, chẳng hạn từ Mỹ, mà chỉ làm việc này khi các nhà hoạch định chính sách trong nước cho rằng điều đó mang lại lợi ích quốc gia.
Mặc dù nhận định này không hoàn toàn chắc chắn, nhưng sức ép lạm phát sẽ buộc Trung Quốc phải làm vậy. Đồng nội tệ lên giá sẽ là một công cụ hiệu quả giúp kiềm chế lạm phát trong nước, thay vì phải áp dụng các quy định ngặt nghèo đối với hệ thống ngân hàng như nước này phải làm trong thời gian qua.
Trên thực tế, Trung Quốc gần đây đã tiến hành nhiều nghiên cứu về những tác động có thể đối với nền kinh tế trong nước một khi đồng Nhân nhân tệ lên giá.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn duy trì cơ chế neo giá, bằng cách mua vào đồng USD trên thị trường mở để “ấn định” giá đồng Nhân nhân tệ với đồng USD. Nếu cho phép đồng nội tệ dao động với biên độ lớn hơn, Trung Quốc sẽ hạn chế mua vào đồng USD. Do việc này sẽ làm giảm nhu cầu chung đối với đồng USD, thị trường sẽ chỉ còn lại các động lực cung cầu bình thường và kết quả là đồng USD có thể sẽ xuống giá so với đồng Nhân nhân tệ. Nói cách khác, đồng Nhân nhân tệ sẽ lên giá tương đối so với đồng USD.
Tỷ giá hợp lý duy nhất sẽ là tỷ giá do thị trường tự do quyết định. Cơ chế tỷ giá thả nổi là một chiếc van điều tiết hiệu quả giúp giảm sức ép lạm phát. Trong tương lai gần, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ không áp dụng ngay cơ chế tỷ giá thả nổi, nhưng việc nới rộng biên độ giao dịch là một bước đi đáng hoan nghênh.
Nhìn vào ví dụ trước đây của đồng yen Nhật có thể dự đoán được sự biến động của đồng Nhân nhân tệ. Sau khi Nhật Bản cho phép đồng nội tệ được thả nổi, đồng tiền này đã lên giá đáng kể bất chấp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng yếu. Trong bối cảnh tăng trưởng GDP cao của Trung Quốc hiện nay, đồng Nhân nhân tệ sẽ có khả năng tăng giá mạnh nếu nó được phép giao dịch tự do.
Tác động đối với các đồng tiền châu Á
Đồng tiền của các nước có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc lớn sẽ được lợi. Về cơ bản, khi đồng Nhân nhân tệ mạnh lên, nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc sẽ rẻ đi; các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc sẽ có khả năng mua được nhiều hàng hóa nước ngoài hơn, qua đó làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Bên được lợi sẽ là các nền kinh tế mà thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, cũng như các nước có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng vững.
Như vậy, các đồng tiền sẽ được lợi khi Trung Quốc nới lỏng biên độ dao động của đồng Nhân nhân tệ là Australia, New Zealand, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.
Ngoài ra, các nước châu Á có hàng hóa và dịch vụ nằm từ điểm giữa đến điểm cuối của chuỗi giá trị gia tăng sẽ có lợi hơn so với các nước có sản phẩm ở trình độ thấp. Các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ cao cấp có nhiều “quyền định giá” hơn, tức là tăng giá không làm giảm cầu; trong khi các nhà sản xuất hàng thấp cấp không có quyền này và để tăng cầu họ buộc phải giảm giá. Các nhà sản xuất thấp cấp thường chọn cách giảm giá đồng nội tệ để tăng sức cạnh tranh.
Trung Quốc từ lâu đã cho phép các ngành công nghiệp sản xuất hàng thấp cấp ngừng hoạt động và di chuyển nhà máy tới các nước có chi phí sản xuất thấp khác ở châu Á. Kết quả là, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ có “quyền định giá” khi đồng tiền của họ mạnh lên.
Tác động đối với hàng hóa
Mức cầu hàng hóa ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này có giảm trong từng giai đoạn nhất định. Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, mức cầu về quặng sắt của Trung Quốc vẫn tăng ở mức hai chữ số. Nếu Trung Quốc cho phép đồng Nhân nhân tệ lên giá, giá hàng hóa sẽ trở nên rẻ hơn khi định giá bằng đồng tiền này, làm tăng sức mua của Trung Quốc. Như vậy khả năng mức cầu về hàng hóa nói chung sẽ tăng lên.
Do sức mua của Trung Quốc tăng, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo, trừ phi nền kinh tế này đột ngột giảm mạnh. Dường như các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã sai lầm vì đã thận trọng nhằm giảm thiểu những tác động xấu về mặt kinh tế khi đồng Nhân nhân tệ lên giá. Để duy trì quyền lực, Trung Quốc tìm cách duy trì ổn định xã hội, mà sự ổn định này được quyết định bởi tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, không nên ngạc nhiên khi Trung Quốc thực hiện nhiều chính sách bành trướng để ngăn ngừa suy giảm kinh tế. Hơn nữa, trên thực tế Trung Quốc có khả năng thực hiện các chính sách đó nếu cần thiết.
Tác động đối với kinh tế Mỹ
Trong khi giá hàng hóa sẽ rẻ hơn khi được mua bán bằng đồng Nhân nhân tệ lên giá, thì các mặt hàng này lại đắt hơn khi định giá bằng đồng USD. Các quan chức Mỹ dường như không quan ngại lắm về tình trạng lạm phát hàng hóa, bởi họ cho rằng kinh tế Mỹ hiện không còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa như trước nữa. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa sẽ vẫn có những tác động đối với kinh tế Mỹ.
Khi đồng Nhân nhân tệ mạnh lên, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc chỉ có một lựa chọn hoặc là giảm giá hàng nhập khẩu hoặc là tìm cách trút gánh nặng chi phí kinh doanh tăng trên thị trường toàn cầu cho người khác.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke từng nói rằng các nhà xuất khẩu châu Á sẽ chịu đựng được gánh nặng chi phí kinh doanh gia tăng và đồng USD suy yếu sẽ không tạo ra lạm phát.
Tuy nhiên, trên thực tế, đầu năm 2008, giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đã tăng mạnh. Khi đó, không chỉ giá dầu thô đạt mức 140 USD/thùng, mà giá một loạt mặt hàng nhập khẩu từ châu Á cũng tăng lên.
Dưới góc độ nào đó, các nhà xuất khẩu châu Á đã không thể gánh nổi chi phí kinh doanh tăng và buộc phải rút khỏi thị trường hoặc tăng giá bán. Năm 2008 các nhà xuất khẩu châu Á có “quyền định giá” rất lớn.
Trung Quốc, nhờ có vị trí khá cao trên chuỗi giá trị gia tăng ở châu Á, cũng có nhiều “quyền định giá.” Dưới góc độ kinh tế Mỹ, đồng Nhân nhân tệ lên giá chắc chắn sẽ gây ra sức ép lạm phát.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 22/6 đã xác lập tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức cao hơn, sau khi cam kết tăng tính linh hoạt về tỷ giá của đồng tiền này.
Tỷ giá giao dịch tham chiếu trong ngày được ấn định ở mức 6,7980 Nhân dân tệ đổi 1 USD, tăng 0,43% so với mức 6,8275 Nhân dân tệ của ngày 21/6./.
Mạng tin “Dự báo Thị trường” (Anh) ngày 21/6 có bài phân tích về lý do của việc này và những ảnh hưởng đối với các đồng tiền và nền kinh tế khác.
Tác động đối với đồng Nhân nhân tệ
Theo bài báo trên, Trung Quốc sẽ không từ bỏ cơ chế ấn định tỷ giá chỉ vì sức ép bên ngoài, chẳng hạn từ Mỹ, mà chỉ làm việc này khi các nhà hoạch định chính sách trong nước cho rằng điều đó mang lại lợi ích quốc gia.
Mặc dù nhận định này không hoàn toàn chắc chắn, nhưng sức ép lạm phát sẽ buộc Trung Quốc phải làm vậy. Đồng nội tệ lên giá sẽ là một công cụ hiệu quả giúp kiềm chế lạm phát trong nước, thay vì phải áp dụng các quy định ngặt nghèo đối với hệ thống ngân hàng như nước này phải làm trong thời gian qua.
Trên thực tế, Trung Quốc gần đây đã tiến hành nhiều nghiên cứu về những tác động có thể đối với nền kinh tế trong nước một khi đồng Nhân nhân tệ lên giá.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn duy trì cơ chế neo giá, bằng cách mua vào đồng USD trên thị trường mở để “ấn định” giá đồng Nhân nhân tệ với đồng USD. Nếu cho phép đồng nội tệ dao động với biên độ lớn hơn, Trung Quốc sẽ hạn chế mua vào đồng USD. Do việc này sẽ làm giảm nhu cầu chung đối với đồng USD, thị trường sẽ chỉ còn lại các động lực cung cầu bình thường và kết quả là đồng USD có thể sẽ xuống giá so với đồng Nhân nhân tệ. Nói cách khác, đồng Nhân nhân tệ sẽ lên giá tương đối so với đồng USD.
Tỷ giá hợp lý duy nhất sẽ là tỷ giá do thị trường tự do quyết định. Cơ chế tỷ giá thả nổi là một chiếc van điều tiết hiệu quả giúp giảm sức ép lạm phát. Trong tương lai gần, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ không áp dụng ngay cơ chế tỷ giá thả nổi, nhưng việc nới rộng biên độ giao dịch là một bước đi đáng hoan nghênh.
Nhìn vào ví dụ trước đây của đồng yen Nhật có thể dự đoán được sự biến động của đồng Nhân nhân tệ. Sau khi Nhật Bản cho phép đồng nội tệ được thả nổi, đồng tiền này đã lên giá đáng kể bất chấp nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng yếu. Trong bối cảnh tăng trưởng GDP cao của Trung Quốc hiện nay, đồng Nhân nhân tệ sẽ có khả năng tăng giá mạnh nếu nó được phép giao dịch tự do.
Tác động đối với các đồng tiền châu Á
Đồng tiền của các nước có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc lớn sẽ được lợi. Về cơ bản, khi đồng Nhân nhân tệ mạnh lên, nhập khẩu hàng hóa vào Trung Quốc sẽ rẻ đi; các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc sẽ có khả năng mua được nhiều hàng hóa nước ngoài hơn, qua đó làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Bên được lợi sẽ là các nền kinh tế mà thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, cũng như các nước có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng vững.
Như vậy, các đồng tiền sẽ được lợi khi Trung Quốc nới lỏng biên độ dao động của đồng Nhân nhân tệ là Australia, New Zealand, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.
Ngoài ra, các nước châu Á có hàng hóa và dịch vụ nằm từ điểm giữa đến điểm cuối của chuỗi giá trị gia tăng sẽ có lợi hơn so với các nước có sản phẩm ở trình độ thấp. Các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ cao cấp có nhiều “quyền định giá” hơn, tức là tăng giá không làm giảm cầu; trong khi các nhà sản xuất hàng thấp cấp không có quyền này và để tăng cầu họ buộc phải giảm giá. Các nhà sản xuất thấp cấp thường chọn cách giảm giá đồng nội tệ để tăng sức cạnh tranh.
Trung Quốc từ lâu đã cho phép các ngành công nghiệp sản xuất hàng thấp cấp ngừng hoạt động và di chuyển nhà máy tới các nước có chi phí sản xuất thấp khác ở châu Á. Kết quả là, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ có “quyền định giá” khi đồng tiền của họ mạnh lên.
Tác động đối với hàng hóa
Mức cầu hàng hóa ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên theo thời gian, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này có giảm trong từng giai đoạn nhất định. Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua, mức cầu về quặng sắt của Trung Quốc vẫn tăng ở mức hai chữ số. Nếu Trung Quốc cho phép đồng Nhân nhân tệ lên giá, giá hàng hóa sẽ trở nên rẻ hơn khi định giá bằng đồng tiền này, làm tăng sức mua của Trung Quốc. Như vậy khả năng mức cầu về hàng hóa nói chung sẽ tăng lên.
Do sức mua của Trung Quốc tăng, giá cả hàng hóa sẽ tăng theo, trừ phi nền kinh tế này đột ngột giảm mạnh. Dường như các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã sai lầm vì đã thận trọng nhằm giảm thiểu những tác động xấu về mặt kinh tế khi đồng Nhân nhân tệ lên giá. Để duy trì quyền lực, Trung Quốc tìm cách duy trì ổn định xã hội, mà sự ổn định này được quyết định bởi tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, không nên ngạc nhiên khi Trung Quốc thực hiện nhiều chính sách bành trướng để ngăn ngừa suy giảm kinh tế. Hơn nữa, trên thực tế Trung Quốc có khả năng thực hiện các chính sách đó nếu cần thiết.
Tác động đối với kinh tế Mỹ
Trong khi giá hàng hóa sẽ rẻ hơn khi được mua bán bằng đồng Nhân nhân tệ lên giá, thì các mặt hàng này lại đắt hơn khi định giá bằng đồng USD. Các quan chức Mỹ dường như không quan ngại lắm về tình trạng lạm phát hàng hóa, bởi họ cho rằng kinh tế Mỹ hiện không còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa như trước nữa. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa sẽ vẫn có những tác động đối với kinh tế Mỹ.
Khi đồng Nhân nhân tệ mạnh lên, các nhà xuất khẩu của Trung Quốc chỉ có một lựa chọn hoặc là giảm giá hàng nhập khẩu hoặc là tìm cách trút gánh nặng chi phí kinh doanh tăng trên thị trường toàn cầu cho người khác.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke từng nói rằng các nhà xuất khẩu châu Á sẽ chịu đựng được gánh nặng chi phí kinh doanh gia tăng và đồng USD suy yếu sẽ không tạo ra lạm phát.
Tuy nhiên, trên thực tế, đầu năm 2008, giá hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đã tăng mạnh. Khi đó, không chỉ giá dầu thô đạt mức 140 USD/thùng, mà giá một loạt mặt hàng nhập khẩu từ châu Á cũng tăng lên.
Dưới góc độ nào đó, các nhà xuất khẩu châu Á đã không thể gánh nổi chi phí kinh doanh tăng và buộc phải rút khỏi thị trường hoặc tăng giá bán. Năm 2008 các nhà xuất khẩu châu Á có “quyền định giá” rất lớn.
Trung Quốc, nhờ có vị trí khá cao trên chuỗi giá trị gia tăng ở châu Á, cũng có nhiều “quyền định giá.” Dưới góc độ kinh tế Mỹ, đồng Nhân nhân tệ lên giá chắc chắn sẽ gây ra sức ép lạm phát.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 22/6 đã xác lập tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức cao hơn, sau khi cam kết tăng tính linh hoạt về tỷ giá của đồng tiền này.
Tỷ giá giao dịch tham chiếu trong ngày được ấn định ở mức 6,7980 Nhân dân tệ đổi 1 USD, tăng 0,43% so với mức 6,8275 Nhân dân tệ của ngày 21/6./.
Vũ Hội (TTXVN/Vietnam+)