Trước khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khép lại cuộc họp chính sách mới nhất và đưa ra quyết định về việc có hay không rút lại các chương trình nới lỏng có định lượng (QE), hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 19/6.
Tuy nhiên, riêng thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng nhờ một số thông tin kinh tế tích cực mới đây.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 237,94 điểm, tương đương 1,83%, lên 13.245,22 điểm.
Báo cáo mới nhất của Chính phủ Nhật Bản cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2013 đã tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2012, nhờ sự suy yếu của đồng yen, giúp hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản có thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Tuy nhiên, điều này cũng khiến thâm hụt thương mại của nước này gia tăng do chi phí nhập khẩu cao hơn.
Trong khi đó, tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 12,31 điểm (0,65%), xuống còn 1.888,31 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng hạ 47 điểm (0,98%), xuống 4.861,4 điểm. Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau "đỏ sàn", sau khi xuất hiện thông tin cho hay việc thử nghiệm đánh thuế tài sản sẽ được thực hiện tại Trung Quốc trong năm nay nhằm chặn lại đà tăng giá hàng hóa.
Đóng cửa phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt mất 15,84 điểm (0,73%) và 238,99 điểm (1,13%), xuống còn 2.143,45 điểm và 20.986,89 điểm.
Đêm trước (ngày 18/6), chứng khoán Mỹ tiếp tục lên điểm phiên thứ hai liên tiếp, giữa bối cảnh nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan tin tưởng rằng FED sẽ giữ nguyên các chương trình kích thích kinh tế hiện hành sau cuộc họp chính sách kết thúc vào cuối ngày 19/6.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 138,38 điểm, tương đương 0,91%, lên 15.318,23 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 12,77 điểm (0,78%), lên 1.651,81 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 30,05 điểm (0,87%), đóng cửa ở mức 3.482,18 điểm.
Cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của FED bắt đầu từ 18/6 và những đồn đoán xung quanh kết quả của cuộc họp này đã chi phối thị trường toàn cầu trong vài phiên giao dịch gần đây.
Trước đó, giới đầu tư cho rằng FED sẽ sớm rút lại chương trình thu mua trái phiếu có giá trị lên tới 85 tỷ USD/tháng, vốn được đưa ra nhằm kích thích sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, hiện thị trường lại nghiêng về khả năng thể chế tài chính này sẽ tiếp tục duy trì các chương trình nới lỏng có định lượng (QE), bởi mặc dù nền kinh tế Mỹ mới đây đã xuất hiện những tín hiệu sáng nhưng có thể nó vẫn chưa đủ để FED quyết định rút lại các biện pháp thúc đẩy kinh tế.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều, khi giới đầu tư vẫn không ngừng đưa ra những dự đoán về động thái tiếp theo của FED.
Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,69% lên 6.374,21 điểm. Tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, chỉ số DAX 30 của Đức cũng cộng thêm 0,17%, đóng cửa ở mức 8.229,51 điểm. Tuy nhiên, chỉ số CAC 40 của Pháp lại hạ nhẹ 0,08%, xuống còn 3.860,55 điểm./.
Tuy nhiên, riêng thị trường chứng khoán Nhật Bản vẫn duy trì đà tăng nhờ một số thông tin kinh tế tích cực mới đây.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng mạnh 237,94 điểm, tương đương 1,83%, lên 13.245,22 điểm.
Báo cáo mới nhất của Chính phủ Nhật Bản cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng 5/2013 đã tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2012, nhờ sự suy yếu của đồng yen, giúp hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản có thêm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Tuy nhiên, điều này cũng khiến thâm hụt thương mại của nước này gia tăng do chi phí nhập khẩu cao hơn.
Trong khi đó, tại thị trường chứng khoán Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 12,31 điểm (0,65%), xuống còn 1.888,31 điểm.
Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng hạ 47 điểm (0,98%), xuống 4.861,4 điểm. Không nằm ngoài xu hướng trên, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đua nhau "đỏ sàn", sau khi xuất hiện thông tin cho hay việc thử nghiệm đánh thuế tài sản sẽ được thực hiện tại Trung Quốc trong năm nay nhằm chặn lại đà tăng giá hàng hóa.
Đóng cửa phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng lần lượt mất 15,84 điểm (0,73%) và 238,99 điểm (1,13%), xuống còn 2.143,45 điểm và 20.986,89 điểm.
Đêm trước (ngày 18/6), chứng khoán Mỹ tiếp tục lên điểm phiên thứ hai liên tiếp, giữa bối cảnh nhiều nhà đầu tư vẫn lạc quan tin tưởng rằng FED sẽ giữ nguyên các chương trình kích thích kinh tế hiện hành sau cuộc họp chính sách kết thúc vào cuối ngày 19/6.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 138,38 điểm, tương đương 0,91%, lên 15.318,23 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 12,77 điểm (0,78%), lên 1.651,81 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến 30,05 điểm (0,87%), đóng cửa ở mức 3.482,18 điểm.
Cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của FED bắt đầu từ 18/6 và những đồn đoán xung quanh kết quả của cuộc họp này đã chi phối thị trường toàn cầu trong vài phiên giao dịch gần đây.
Trước đó, giới đầu tư cho rằng FED sẽ sớm rút lại chương trình thu mua trái phiếu có giá trị lên tới 85 tỷ USD/tháng, vốn được đưa ra nhằm kích thích sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, hiện thị trường lại nghiêng về khả năng thể chế tài chính này sẽ tiếp tục duy trì các chương trình nới lỏng có định lượng (QE), bởi mặc dù nền kinh tế Mỹ mới đây đã xuất hiện những tín hiệu sáng nhưng có thể nó vẫn chưa đủ để FED quyết định rút lại các biện pháp thúc đẩy kinh tế.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động trái chiều, khi giới đầu tư vẫn không ngừng đưa ra những dự đoán về động thái tiếp theo của FED.
Kết thúc phiên này, tại thị trường London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,69% lên 6.374,21 điểm. Tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, chỉ số DAX 30 của Đức cũng cộng thêm 0,17%, đóng cửa ở mức 8.229,51 điểm. Tuy nhiên, chỉ số CAC 40 của Pháp lại hạ nhẹ 0,08%, xuống còn 3.860,55 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)