Báo cáo Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn ThịKim Ngân cho biết, tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Libya có 10.482 người,phần lớn trong các công trình do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu.
Đến hết ngày 3/3 đã có trên 9.000 lao động Việt Nam được sơ tán khỏi Libyaqua Ai Cập, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Manlta, Algeria và Cộng hòa Síp và trên500 lao động đang ở biên giới Libya, trong đó có gần 5.500 lao động đã và đangđược đưa về Việt Nam...
Hiện còn 289 lao động đang kẹt ở Libya vẫn trong điều kiện an toàn, trongđó có 125 lao động đang ở sân bay Tripoli. Các bộ, ngành chức năng đã làm việcvới phía Libya và Libya cam kết sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ để tất cả lao động ViệtNam rời khỏi Libya sớm nhất.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đánh giá Việt Nam làmột trong những nước đầu tiên đã tích cực, khẩn trương đưa công dân của mình tạiLibya về nước và đã triển khai công việc này một cách an toàn và hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo đưa lao động ViệtNam từ Libya về nước đã thành lập 5 đoàn công tác để phối hợp với Cơ quan đạidiện Việt Nam tại các nước đón, làm thủ tục cần thiết và tổ chức cho người laođộng về nước.
Ban chỉ đạo cũng đã phối hợp với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam cử 4chuyến chuyên cơ sang Ai Cập và Tunisia đón lao động, đồng thời mang theo lươngthực, thực phẩm, thuốc men và quần áo để cung cấp cho người lao động...
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chỉ đạo các doanh nghiệp phối hợp vớiđối tác sử dụng lao động bảo đảm an toàn và tổ chức sơ tán người lao động rakhỏi Libya để về nước, đồng thời đón tiếp chu đáo người lao động về nước.
Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngbiểu dương và đánh giá cao những nỗ lực của Ban Chỉ đạo đưa lao động Việt Nam từLibya về nước, các Bộ Ngoại giao, Lao động-Thương binh và Xã hội, Công an, Giaothông Vận tải... đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bámsát yêu cầu, đảm bảo sơ tán an toàn cho người lao động Việt Nam tại Libya và tổchức đưa về nước an toàn và trật tự.
Thủ tướng nhấn mạnh, tình hình Libya diễn biến phức tạp, do vậy Ban chỉđạo và các bộ ngành chức năng phối hợp tiếp tục với các cơ quan Việt Nam tạinước ngoài bằng các biện pháp đảm bảo an toàn cho 289 lao động đang ở Libya vàtrên 4.000 lao động đang ở nước thứ 3, trong đó phải đảm bảo an ninh, lươngthực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh... cho người lao động để khẩn trương đưa vềnước.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng chỉ đạo và phối hợp với Cơ quanđại diện Việt Nam bằng mọi cách liên lạc với tất cả lao động đang kẹt tại Libyađể tập trung đưa ra khỏi nước này trong thời gian sớm nhất, đồng thời làm việcnước sở tại đảm bảo an toàn an ninh cho công nhân đang ở nước thứ 3.
Thủ tướng cũng yêu cầu 5 đoàn công tác của Ban chỉ đạo cùng Cơ quan đạidiện trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, động viên người lao động yên tâm, nghiêm chỉnhchấp hành các quy định và khẳng định Chính phủ vẫn đang tiếp tục nỗ lực đảm bảoan toàn cho người lao động về nước trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành chức năng tiếp tục triển khai thực hiệncác phương án, tranh thủ các nguồn của đối tác sử dụng lao động và Tổ chức Di cưquốc tế đưa toàn bộ lao động Việt Nam đang sơ tán sang các nước láng giềng củaLibya như Tunisia 1.500 lao động, Thổ Nhĩ Kỳ 1.600 lao động, Malta 300 laođộng... về nước bằng đường hàng không, phần còn lại Nhà nước sẽ chịu tráchnhiệm.
Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức chu đáo việc đón,đưa người lao động về đoàn tụ với gia đình và hỗ trợ tạm thời mỗi lao động vềnước 1 triệu đồng.
Các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện các chính sách hỗtrợ theo quy định, đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời trêncác phương tiện thông tin đại chúng, trong đó chú trọng đến các gia đình cóngười thân tại Libya.
Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo thường xuyên trao đổi, liên lạc với 5 đoàncông tác và Cơ quan đại diện, đảm bảo cho trên 4.000 lao động tiếp tục sớm vềnước an toàn./.