Cho dù 5 ngày nguy ngập nhất đối với nội đô của Bangkok đã trôi qua, nhưng thủ đô của Thái Lan vẫn đang bị nguồn nước lũ từ phía Bắc tràn xuống tiến dần vào các quận trung tâm, buộc giới chức nước này phải căng sức chống chọi để giảm thiểu mức độ thiệt hại trước trận đại hồng thủy tồi tệ nhất trong 50 năm qua ở xứ “chùa Vàng.”
Ngày 3/11, Bộ trưởng Tư pháp và là người đứng đầu Trung tâm chỉ đạo chiến dịch cứu trợ lũ lụt Thái Lan Pracha Promnok cho biết hiện chưa thể đảm bảo an toàn 100% cho nội đô Bangkok, do rất khó ngăn chặn nước phun lên từ các đường ống thoát nước ngầm mặc dù chính phủ nỗ lực bảo vệ một cách cao nhất.
Bộ trưởng Pracha nhắc nhở tất cả các quận gần kênh và sông cần cẩn thận vì vẫn còn khoảng 1 tỷ m3 nước từ phía bắc tràn xuống và lan tới các khu vực trước khi đổ ra biển.
Nước từ vùng ngoại ô phía bắc giống như “những chiếc vòi bạch tuộc” tiếp tục lan tới gần nội đô. Trong lúc tại các quận huyện ở phía tây Bangkok đã bị ngập lụt phần lớn và Bộ trưởng Nông nghiệp và Các hợp tác xã Thái Lan Theera Wongsamut cho rằng cần khoảng trên 30-40 ngày mới có thể tháo xả hết 2 tỷ m3 nước ở đó.
[Bangkok chịu nguy hiểm vì nước tiếp tục dâng cao]
Một quan chức cấp cao của Bộ Giao thông Thái Lan nói rằng tuyến đê ngăn lũ dài 6km được dựng lên bằng nhiều bao cát từ một điểm trên đường Phaholyothin tới nhà ga xe lửa Don Mueang sẽ được hoàn thành ngày hôm nay (3/11) để làm chậm dòng nước từ phía bắc tràn xuống. Trong lúc khu nhà liên hợp của chính phủ trên đường Chaeng Watthana ngày 2/11 vắng hẳn do hầu hết viên chức không thể đến tòa nhà làm việc được do lụt lội.
Dự báo Thon Buri, vốn là cố đô của Thái Lan trước khi được sáp nhập vào Bangkok năm 1972, cũng có thể bị ngập toàn bộ và sẽ phải sống chung với lũ trong vòng 15-20 ngày. Trong động thái giữ vững hình ảnh của đất nước, các công dân nước ngoài bị ảnh hưởng bởi lũ lụt được mời tới trung tâm lánh nạn ở trường Cao đẳng Dạy nghề Bang Na (gần sân bay quốc tế Suvarnabhumi). Trung tâm này có thể tiếp đón được khoảng 200 người, có tivi, 10 máy vi tính và phục vụ các bữa ăn miễn phí.
Trước việc tổng hành dinh của Không lực Hoàng gia Thái Lan ngập nước, ban chỉ huy binh chủng này đã phải di dời trên 10.000 cán bộ, nhân viên cùng trang thiết bị và tạm chuyển trung tâm chỉ huy đến nơi mới. Tư lệnh Không lực Itthiporn Supawong cho hay hành dinh của binh chủng đã bị ngập nước 100%, và trung tâm chỉ huy đã được tạm chuyển tới địa điểm mới ở gần đường Phaholyothin từ hôm đầu tuần.
Ban chỉ huy binh chủng cũng đang tìm cách phối hợp với các đơn vị liên quan bơm xả nước ra khỏi sân bay Don Mueang - vốn đang bị nước bủa vây và ngập nước khoảng 50-100cm. Còn bên trong sân bay quân sự ngay phía bắc sân bay Don Mueang có 6 đến 8 máy bay đang đỗ, trong đó 2 máy bay chở hàng C-130 đương chờ lắp phụ tùng thay thế.
Cơ quan phòng chống giảm nhẹ thiên tai của Thái Lan cho biết hiện vẫn còn ít nhất 25 tỉnh thành còn bị ngập, ảnh hưởng đến cuộc sống của trên 2 triệu người. Số người thiệt mạng trong đợt thảm họa này là 427, chưa kể 2 người khác còn mất tích, và thiệt hại về kinh tế là rất lớn./.
Ngày 3/11, Bộ trưởng Tư pháp và là người đứng đầu Trung tâm chỉ đạo chiến dịch cứu trợ lũ lụt Thái Lan Pracha Promnok cho biết hiện chưa thể đảm bảo an toàn 100% cho nội đô Bangkok, do rất khó ngăn chặn nước phun lên từ các đường ống thoát nước ngầm mặc dù chính phủ nỗ lực bảo vệ một cách cao nhất.
Bộ trưởng Pracha nhắc nhở tất cả các quận gần kênh và sông cần cẩn thận vì vẫn còn khoảng 1 tỷ m3 nước từ phía bắc tràn xuống và lan tới các khu vực trước khi đổ ra biển.
Nước từ vùng ngoại ô phía bắc giống như “những chiếc vòi bạch tuộc” tiếp tục lan tới gần nội đô. Trong lúc tại các quận huyện ở phía tây Bangkok đã bị ngập lụt phần lớn và Bộ trưởng Nông nghiệp và Các hợp tác xã Thái Lan Theera Wongsamut cho rằng cần khoảng trên 30-40 ngày mới có thể tháo xả hết 2 tỷ m3 nước ở đó.
[Bangkok chịu nguy hiểm vì nước tiếp tục dâng cao]
Một quan chức cấp cao của Bộ Giao thông Thái Lan nói rằng tuyến đê ngăn lũ dài 6km được dựng lên bằng nhiều bao cát từ một điểm trên đường Phaholyothin tới nhà ga xe lửa Don Mueang sẽ được hoàn thành ngày hôm nay (3/11) để làm chậm dòng nước từ phía bắc tràn xuống. Trong lúc khu nhà liên hợp của chính phủ trên đường Chaeng Watthana ngày 2/11 vắng hẳn do hầu hết viên chức không thể đến tòa nhà làm việc được do lụt lội.
Dự báo Thon Buri, vốn là cố đô của Thái Lan trước khi được sáp nhập vào Bangkok năm 1972, cũng có thể bị ngập toàn bộ và sẽ phải sống chung với lũ trong vòng 15-20 ngày. Trong động thái giữ vững hình ảnh của đất nước, các công dân nước ngoài bị ảnh hưởng bởi lũ lụt được mời tới trung tâm lánh nạn ở trường Cao đẳng Dạy nghề Bang Na (gần sân bay quốc tế Suvarnabhumi). Trung tâm này có thể tiếp đón được khoảng 200 người, có tivi, 10 máy vi tính và phục vụ các bữa ăn miễn phí.
Trước việc tổng hành dinh của Không lực Hoàng gia Thái Lan ngập nước, ban chỉ huy binh chủng này đã phải di dời trên 10.000 cán bộ, nhân viên cùng trang thiết bị và tạm chuyển trung tâm chỉ huy đến nơi mới. Tư lệnh Không lực Itthiporn Supawong cho hay hành dinh của binh chủng đã bị ngập nước 100%, và trung tâm chỉ huy đã được tạm chuyển tới địa điểm mới ở gần đường Phaholyothin từ hôm đầu tuần.
Ban chỉ huy binh chủng cũng đang tìm cách phối hợp với các đơn vị liên quan bơm xả nước ra khỏi sân bay Don Mueang - vốn đang bị nước bủa vây và ngập nước khoảng 50-100cm. Còn bên trong sân bay quân sự ngay phía bắc sân bay Don Mueang có 6 đến 8 máy bay đang đỗ, trong đó 2 máy bay chở hàng C-130 đương chờ lắp phụ tùng thay thế.
Cơ quan phòng chống giảm nhẹ thiên tai của Thái Lan cho biết hiện vẫn còn ít nhất 25 tỉnh thành còn bị ngập, ảnh hưởng đến cuộc sống của trên 2 triệu người. Số người thiệt mạng trong đợt thảm họa này là 427, chưa kể 2 người khác còn mất tích, và thiệt hại về kinh tế là rất lớn./.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)