Sau khi phục hồi trên tất cả các thị trường trong phiên ngày 24/5, nỗi lo trở lại và lớn dần lên về châu Âu đã làm giá dầu quay đầu đi xuống trên thị trường châu Á trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 25/5, song mức giảm có phần được hạn chế do những lo ngại về căng thẳng hạt nhân giữa Iran và Phương Tây đã dịu bớt.
Vào chiều 25/5 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (hay còn được gọi là dầu chuẩn Tây Texas- WTI) giao tháng 7/2012 giảm 2 xu xuống 90,64 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 23 xu xuống 106,32 USD/thùng.
Trong một thông báo gửi tới khách hàng, ngân hàng Barclays cảnh báo, giá dầu tiếp tục giảm do tâm lý bi quan của giới đầu tư khi châu Âu vẫn chưa tìm được giải pháp cụ thể cho Hy Lạp. Vấn đề Hy Lạp vẫn còn bỏ ngỏ cho thấy sức ép đặt lên các tài sản rủi ro còn rất lớn.
Ngay sau khi cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) kết thúc ngày 23/5 mà không đưa ra được một kế hoạch cụ thể nào để giữ Hy Lạp ở lại Khu vực Eurozone, một cuộc thăm dò về niềm tin kinh doanh trong tháng Năm của các doanh nghiệp Eurozone đã cho thấy chỉ số này có mức tụt giảm lớn nhất tính theo tháng trong gần ba năm qua.
Cuộc tổng tuyển cử mới diễn ra tại Hy Lạp vào ngày 17/6 tới dự kiến có thể sẽ mang lại chiến thắng cho các đảng phái phản đối chính sách kinh tế khắc khổ tại nước này và nếu kết quả là như vậy thì rất có khả năng quốc gia nợ nần này sẽ bị loại khỏi Eurozone. Và hậu quả của việc này, như các chuyên gia cảnh báo, sẽ tác động rất xấu tới kinh tế toàn cầu.
Các nhà đầu tư cũng đang hết sức quan tâm tới những tranh cãi về hạt nhân giữa Phương Tây và Iran sau khi các cuộc đàm phán giữa đôi bên đã kết thúc vào ngày 24/5 mà không đạt được bước đột phá nào, ngoại trừ một lịch họp lại được ấn định vào tháng tới.
Nhóm P5+1 (gồm năm ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức) mới chỉ vạch ra được một gói kiến nghị mới nhằm thuyết phục Iran tạm ngừng chương trình làm giàu urani của họ.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 24/5, giá dầu đã phục hồi trên tất cả các thị trường sau khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tái khẳng định mong muốn giữ Hy Lạp ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Thêm vào đó là Iran và nhóm P5+1 đã kết thúc vòng đàm phán hai ngày xung quanh chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này.
Đóng cửa phiên 24/5 trên thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 7/2012 tăng 76 xu lên 90,66 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 99 xu lên 106,55 USD/thùng. Trước đó, trong phiên 23/5, giá dầu ngọt nhẹ đã có lúc chạm đáy 89,90 USD/thùng - mức thấp nhất của hợp đồng dầu này kể từ tháng 10 năm ngoái. Còn dầu Brent Biển Bắc trong phiên này cũng mất tới 3 USD và tụt xuống mức thấp nhất trong năm tháng qua.
Theo các chuyên gia phân tích, giá dầu phục hồi một phần cũng còn do nhiều nhà đầu tư tung tiền "săn" hàng giá rẻ khi mặt hàng nguyên liệu chiến lược này đã giảm xuống các mức quá thấp trong nhiều tháng qua, thậm chí đã trượt qua mốc 90 USD/thùng.
Nhà phân tích Matt Smith tại Summit Energy cho rằng có vẻ như các nhà đầu tư đang "nghỉ lấy sức" sau khi bị "vùi dập tơi bời" vỉ hàng loạt thông tin xấu thời gian qua, đặc biệt là tại Khu vực Eurozone. Thực tế là giá dầu WTI đã "bốc hơi" tới 16 USD/thùng chỉ trong vòng ba tuần trở lại đây./.
Vào chiều 25/5 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ (hay còn được gọi là dầu chuẩn Tây Texas- WTI) giao tháng 7/2012 giảm 2 xu xuống 90,64 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng giảm 23 xu xuống 106,32 USD/thùng.
Trong một thông báo gửi tới khách hàng, ngân hàng Barclays cảnh báo, giá dầu tiếp tục giảm do tâm lý bi quan của giới đầu tư khi châu Âu vẫn chưa tìm được giải pháp cụ thể cho Hy Lạp. Vấn đề Hy Lạp vẫn còn bỏ ngỏ cho thấy sức ép đặt lên các tài sản rủi ro còn rất lớn.
Ngay sau khi cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) kết thúc ngày 23/5 mà không đưa ra được một kế hoạch cụ thể nào để giữ Hy Lạp ở lại Khu vực Eurozone, một cuộc thăm dò về niềm tin kinh doanh trong tháng Năm của các doanh nghiệp Eurozone đã cho thấy chỉ số này có mức tụt giảm lớn nhất tính theo tháng trong gần ba năm qua.
Cuộc tổng tuyển cử mới diễn ra tại Hy Lạp vào ngày 17/6 tới dự kiến có thể sẽ mang lại chiến thắng cho các đảng phái phản đối chính sách kinh tế khắc khổ tại nước này và nếu kết quả là như vậy thì rất có khả năng quốc gia nợ nần này sẽ bị loại khỏi Eurozone. Và hậu quả của việc này, như các chuyên gia cảnh báo, sẽ tác động rất xấu tới kinh tế toàn cầu.
Các nhà đầu tư cũng đang hết sức quan tâm tới những tranh cãi về hạt nhân giữa Phương Tây và Iran sau khi các cuộc đàm phán giữa đôi bên đã kết thúc vào ngày 24/5 mà không đạt được bước đột phá nào, ngoại trừ một lịch họp lại được ấn định vào tháng tới.
Nhóm P5+1 (gồm năm ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức) mới chỉ vạch ra được một gói kiến nghị mới nhằm thuyết phục Iran tạm ngừng chương trình làm giàu urani của họ.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 24/5, giá dầu đã phục hồi trên tất cả các thị trường sau khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tái khẳng định mong muốn giữ Hy Lạp ở lại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Thêm vào đó là Iran và nhóm P5+1 đã kết thúc vòng đàm phán hai ngày xung quanh chương trình hạt nhân gây nhiều tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này.
Đóng cửa phiên 24/5 trên thị trường New York, giá dầu WTI giao tháng 7/2012 tăng 76 xu lên 90,66 USD/thùng, trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 99 xu lên 106,55 USD/thùng. Trước đó, trong phiên 23/5, giá dầu ngọt nhẹ đã có lúc chạm đáy 89,90 USD/thùng - mức thấp nhất của hợp đồng dầu này kể từ tháng 10 năm ngoái. Còn dầu Brent Biển Bắc trong phiên này cũng mất tới 3 USD và tụt xuống mức thấp nhất trong năm tháng qua.
Theo các chuyên gia phân tích, giá dầu phục hồi một phần cũng còn do nhiều nhà đầu tư tung tiền "săn" hàng giá rẻ khi mặt hàng nguyên liệu chiến lược này đã giảm xuống các mức quá thấp trong nhiều tháng qua, thậm chí đã trượt qua mốc 90 USD/thùng.
Nhà phân tích Matt Smith tại Summit Energy cho rằng có vẻ như các nhà đầu tư đang "nghỉ lấy sức" sau khi bị "vùi dập tơi bời" vỉ hàng loạt thông tin xấu thời gian qua, đặc biệt là tại Khu vực Eurozone. Thực tế là giá dầu WTI đã "bốc hơi" tới 16 USD/thùng chỉ trong vòng ba tuần trở lại đây./.
Thùy Chi (TTXVN)