Trong phiên giao dịch ngày 14/11 tại thị trường châu Á, giá dầu biến động trái chiều, giữa bối cảnh những lo ngại về tình trạng bất ổn kinh tế tại Mỹ và Hy Lạp ngày càng gia tăng.
Ngoài ra, việc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu năm 2012 và 2013, cũng như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thông báo nguồn dự trữ dầu dồi dào đã tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng châu Á.
Tính tới cuối buổi chiều 14/11 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2012 tăng nhẹ 4 xu, lên 85,42 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại hạ 4 xu, xuống còn 108,22 USD/thùng.
“Vách đá tài chính” của Mỹ đang là vấn đề chính chi phối diễn biến các thị trường hàng hóa toàn cầu trong những ngày qua, khi giới đầu tư ngày càng lo ngại về việc Chính phủ Mỹ sẽ thực hiện các kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công mới vào đầu năm 2013, nếu nước này không có những biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng thâm hụt ngân sách.
Thêm vào đó, kết quả không như mong đợi của Hội nghị các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vừa diễn ra tại Brussel (Bỉ) ngày 12/11 cũng khiến thị trường toàn cầu “tuột dốc,” do các bộ trưởng tài chính của liên minh tiền tệ gồm 17 quốc gia này chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng về cách thức triển khai đợt giải ngân tiếp theo nằm trong gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp. Dự kiến, các bộ trưởng này sẽ nhóm họp một lần nữa vào ngày 20/11 tới nhằm đi tới kết luận cụ thể trong vấn đề này.
Trong khi đó, IEA mới đây cũng hạ dự báo về tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới, trước những số liệu kinh tế bi quan tại châu Âu, gây sức ép đẩy giá dầu đi xuống. Theo cơ quan này, trong năm 2012, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu sẽ chỉ tăng 670.000 thùng/ngày lên 89,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn 60.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó, còn vào năm 2013, mức tiêu thụ "vàng đen" sẽ tăng lên 90,4 triệu thùng, cũng vẫn ít hơn dự báo trước đó khoảng 100.000 thùng/ngày.
IEA cho biết việc điều chỉnh lại dự báo nói trên chủ yếu do sự suy giảm tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển và những tác động của siêu bão Sandy, từng hoành hành tại khu vực bờ Đông nước Mỹ hồi đầu tháng 11. IEA tính toán siêu bão này làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của Mỹ 230.000 thùng/ngày trong tháng 10/2012, do người dân hạn chế đi du lịch và việc vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn.
Cùng ngày, Tổng thư ký OPEC Abdullah El-Badri cũng đưa ra nhận định rằng định nguồn cung "vàng đen" trên thế giới vẫn đang khá dồi dào, song giá dầu vẫn ở mức cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do hoạt động đầu cơ trên thị trường.
Đêm trước (13/11), tại Mỹ, báo cáo mới nhất của IEA cũng là nguyên nhân kéo giá dầu đồng loạt đi xuống. Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ New York tại Mỹ giao tháng 12/2012 giảm 19 xu và đóng phiên ở mức 85,38 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 86 xu xuống 108,21 USD/thùng.
Ngoài ra, việc Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) hạ dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu năm 2012 và 2013, cũng như Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thông báo nguồn dự trữ dầu dồi dào đã tác động tiêu cực tới thị trường năng lượng châu Á.
Tính tới cuối buổi chiều 14/11 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 12/2012 tăng nhẹ 4 xu, lên 85,42 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại hạ 4 xu, xuống còn 108,22 USD/thùng.
“Vách đá tài chính” của Mỹ đang là vấn đề chính chi phối diễn biến các thị trường hàng hóa toàn cầu trong những ngày qua, khi giới đầu tư ngày càng lo ngại về việc Chính phủ Mỹ sẽ thực hiện các kế hoạch tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công mới vào đầu năm 2013, nếu nước này không có những biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng thâm hụt ngân sách.
Thêm vào đó, kết quả không như mong đợi của Hội nghị các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vừa diễn ra tại Brussel (Bỉ) ngày 12/11 cũng khiến thị trường toàn cầu “tuột dốc,” do các bộ trưởng tài chính của liên minh tiền tệ gồm 17 quốc gia này chưa thể đưa ra quyết định cuối cùng về cách thức triển khai đợt giải ngân tiếp theo nằm trong gói cứu trợ thứ hai dành cho Hy Lạp. Dự kiến, các bộ trưởng này sẽ nhóm họp một lần nữa vào ngày 20/11 tới nhằm đi tới kết luận cụ thể trong vấn đề này.
Trong khi đó, IEA mới đây cũng hạ dự báo về tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ thế giới, trước những số liệu kinh tế bi quan tại châu Âu, gây sức ép đẩy giá dầu đi xuống. Theo cơ quan này, trong năm 2012, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu sẽ chỉ tăng 670.000 thùng/ngày lên 89,6 triệu thùng/ngày, thấp hơn 60.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó, còn vào năm 2013, mức tiêu thụ "vàng đen" sẽ tăng lên 90,4 triệu thùng, cũng vẫn ít hơn dự báo trước đó khoảng 100.000 thùng/ngày.
IEA cho biết việc điều chỉnh lại dự báo nói trên chủ yếu do sự suy giảm tăng trưởng tại các nền kinh tế phát triển và những tác động của siêu bão Sandy, từng hoành hành tại khu vực bờ Đông nước Mỹ hồi đầu tháng 11. IEA tính toán siêu bão này làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của Mỹ 230.000 thùng/ngày trong tháng 10/2012, do người dân hạn chế đi du lịch và việc vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn.
Cùng ngày, Tổng thư ký OPEC Abdullah El-Badri cũng đưa ra nhận định rằng định nguồn cung "vàng đen" trên thế giới vẫn đang khá dồi dào, song giá dầu vẫn ở mức cao. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do hoạt động đầu cơ trên thị trường.
Đêm trước (13/11), tại Mỹ, báo cáo mới nhất của IEA cũng là nguyên nhân kéo giá dầu đồng loạt đi xuống. Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ New York tại Mỹ giao tháng 12/2012 giảm 19 xu và đóng phiên ở mức 85,38 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn giảm 86 xu xuống 108,21 USD/thùng.
Minh Trang (TTXVN)