Nối tiếp đà trượt dốc từ các tuần trước đó, sáng nay, ngày 20/11, thị trường chào tuần mới bằng một phiên giao dịch ảm đạm.
Nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại, diễn biến thị trường đang tác động tiêu cực lên tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân. Sự chán nản của giới nhà đầu tư đã khiến dòng tiền trước đó vốn đã yếu thì nay càng yếu hơn.
Ngay đợt 1, trên thị trường đã có tới 124 mã cổ phiếu chấp nhận xuống giá, trong khi chỉ có 25 mã đứng giá và 13 mã tăng giá.
Kết thúc đợt này, chỉ số VN-Index giảm 3,8 điểm xuống 422,71 điểm. Khối lượng giao dịch là 880 nghìn cổ phiếu, tương đương 18 tỷ đồng.
Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, mặc dù hầu hết các mã cổ phiếu đã xuống các mức giá rất thấp, song lực cung vẫn được đẩy vào áp đảo lực cầu. Có lúc VN-Index bị đẩy lùi khỏi mốc 420 điểm.
Tuy nhiên cũng tại thời điểm đó, lực cung bắt đáy dần tăng lên giúp VN-Index thu hẹp lại khoảng cách rơi.
Hôm nay, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì tốc độ mua vào. Một số mã trụ cột đã giữ được đà tăng giá trong phiên như PVD, HPG, CII, DPM… là hoàn toàn nhờ vào lực đỡ từ khối ngoại.
Trong nhóm cổ phiếu thị giá thấp, các mã CSG, VSH cũng đang thu hút được dòng tiền bắt đáy. CSG đóng cửa ở mức 9.200 đồng/cổ phiếu (tăng 200 đồng/cổ phiếu) với khối lượng khớp 140 nghìn đơn vị.
Tương tự, VSH chốt phiên ở mức 10.800 đồng/cổ phiếu (tăng 100 đồng/cổ phiếu), khối lượng khớp trên 280 nghìn đơn vị.
Đáng chú ý, một số mã chứng khoán thuộc nhóm ngân hàng cũng lội ngược dòng nước, bắt đầu tăng giá như EIB, VCB.
Thanh khoản với con số "triệu" trên thị trường chỉ có ở hai mã STB và ITA. Song STB thì giữ được mức giá tham chiếu 13.900 đồng/cổ phiếu về cuối phiên, khối lượng khớp 1,7 triệu đơn vị. Mã ITA thì không được may mắn, mặc dù khối lượng chuyển nhượng đạt gần 1,2 triệu cổ phiếu, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua vào 100 nghìn đơn vị, nhưng giá đóng cửa đã giảm mạnh 500 đồng/cổ phiếu giao dịch gần sát giá sàn 12.800 đồng/cổ phiếu.
Đợt 3 thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhờ đó kết thúc phiên giao dịch giúp chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,32 điểm xuống 426,19 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 30,14 triệu đơn vị, tương ứng 682,88 tỷ đồng.
Diễn biến trên sàn Hà Nội không mấy khả quan, HNX-Index đã đánh mất 1,24 điểm xuống 97,86 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 27,8 triệu cổ phiếu, tương đương 495,72 tỷ đồng.
Một số mã có khối lượng giao dịch lớn KLS, PVX… đều chìm trong sắc đỏ. Nhóm mã như Lilama, Sông Đà… cũng không thoát khỏi xu thế giảm chung của toàn thị trường.
Điểm nhấn của thị trường hôm nay thuộc về VE9 và PVI. Riêng VE9 được săn mua, đóng cửa với mức giá tăng kịch biên độ 21.900 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp gần 420 nghìn đơn vị. Mã PVI tăng nhẹ 100 đồng/cổ phiếu, đóng cửa ở mức 16.400 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt 307 nghìn đơn vị.
Bên phía sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tại thời điểm 11 giờ 30 giảm 0,65 điểm xuống 39,75 điểm. Khối lượng giao dịch tạm dừng ở mức 144 nghìn cổ phiếu, giá trị tương ứng 1,6 tỷ đồng./.
Nhiều chuyên gia tỏ ra quan ngại, diễn biến thị trường đang tác động tiêu cực lên tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân. Sự chán nản của giới nhà đầu tư đã khiến dòng tiền trước đó vốn đã yếu thì nay càng yếu hơn.
Ngay đợt 1, trên thị trường đã có tới 124 mã cổ phiếu chấp nhận xuống giá, trong khi chỉ có 25 mã đứng giá và 13 mã tăng giá.
Kết thúc đợt này, chỉ số VN-Index giảm 3,8 điểm xuống 422,71 điểm. Khối lượng giao dịch là 880 nghìn cổ phiếu, tương đương 18 tỷ đồng.
Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, mặc dù hầu hết các mã cổ phiếu đã xuống các mức giá rất thấp, song lực cung vẫn được đẩy vào áp đảo lực cầu. Có lúc VN-Index bị đẩy lùi khỏi mốc 420 điểm.
Tuy nhiên cũng tại thời điểm đó, lực cung bắt đáy dần tăng lên giúp VN-Index thu hẹp lại khoảng cách rơi.
Hôm nay, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì tốc độ mua vào. Một số mã trụ cột đã giữ được đà tăng giá trong phiên như PVD, HPG, CII, DPM… là hoàn toàn nhờ vào lực đỡ từ khối ngoại.
Trong nhóm cổ phiếu thị giá thấp, các mã CSG, VSH cũng đang thu hút được dòng tiền bắt đáy. CSG đóng cửa ở mức 9.200 đồng/cổ phiếu (tăng 200 đồng/cổ phiếu) với khối lượng khớp 140 nghìn đơn vị.
Tương tự, VSH chốt phiên ở mức 10.800 đồng/cổ phiếu (tăng 100 đồng/cổ phiếu), khối lượng khớp trên 280 nghìn đơn vị.
Đáng chú ý, một số mã chứng khoán thuộc nhóm ngân hàng cũng lội ngược dòng nước, bắt đầu tăng giá như EIB, VCB.
Thanh khoản với con số "triệu" trên thị trường chỉ có ở hai mã STB và ITA. Song STB thì giữ được mức giá tham chiếu 13.900 đồng/cổ phiếu về cuối phiên, khối lượng khớp 1,7 triệu đơn vị. Mã ITA thì không được may mắn, mặc dù khối lượng chuyển nhượng đạt gần 1,2 triệu cổ phiếu, trong đó nhà đầu tư nước ngoài mua vào 100 nghìn đơn vị, nhưng giá đóng cửa đã giảm mạnh 500 đồng/cổ phiếu giao dịch gần sát giá sàn 12.800 đồng/cổ phiếu.
Đợt 3 thị trường có dấu hiệu phục hồi, nhờ đó kết thúc phiên giao dịch giúp chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,32 điểm xuống 426,19 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 30,14 triệu đơn vị, tương ứng 682,88 tỷ đồng.
Diễn biến trên sàn Hà Nội không mấy khả quan, HNX-Index đã đánh mất 1,24 điểm xuống 97,86 điểm. Thanh khoản thị trường đạt 27,8 triệu cổ phiếu, tương đương 495,72 tỷ đồng.
Một số mã có khối lượng giao dịch lớn KLS, PVX… đều chìm trong sắc đỏ. Nhóm mã như Lilama, Sông Đà… cũng không thoát khỏi xu thế giảm chung của toàn thị trường.
Điểm nhấn của thị trường hôm nay thuộc về VE9 và PVI. Riêng VE9 được săn mua, đóng cửa với mức giá tăng kịch biên độ 21.900 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp gần 420 nghìn đơn vị. Mã PVI tăng nhẹ 100 đồng/cổ phiếu, đóng cửa ở mức 16.400 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt 307 nghìn đơn vị.
Bên phía sàn UPCoM, chỉ số UPCoM-Index tại thời điểm 11 giờ 30 giảm 0,65 điểm xuống 39,75 điểm. Khối lượng giao dịch tạm dừng ở mức 144 nghìn cổ phiếu, giá trị tương ứng 1,6 tỷ đồng./.
Linh Chi (Vietnam+)