Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đất trước thời hạn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sơn Trường đang khiến cho hơn 1.100 hộ với khoảng 5.000 người dân xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) gặp khó khăn trong cuộc sống.
Xung quanh vấn đề này, Luật sư Lê Quang Hiệp, Văn phòng luật sư Á Đông thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng cho biết nông dân Khởi Nghĩa có quyền yêu cầu Công ty Sơn Trường tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê đất như đã cam kết.
Trường hợp phía Công ty Sơn Trường đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không đền bù thỏa đáng thì nông dân xã Khởi Nghĩa có quyền khởi kiện Công ty ra tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc chấm dứt hợp đồng này gây ra về các khoản như cơ sở hạ tầng và giá trị hợp đồng.
Trong đó, bồi thường giá trị hợp đồng, người dân có quyền yêu cầu Công ty Sơn Trường bồi thường với một tỷ lệ hợp lý trong tổng số giá trị hợp đồng của bốn năm còn lại (đến tháng 6/2014).
Hợp đồng thuê đất giữa các hộ nông dân với Công ty Sơn Trường có thời hạn xác định rõ là 5 năm, mỗi năm công ty cam kết trả 250kg thóc/sào.
Khi Công ty Sơn Trường đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn vì bất kỳ lý do gì, lỗi hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải trả tiền thuê đất đến tháng 6/2014. Tuy nhiên, vì nông dân nhận đất về vẫn có thể sản xuất nông nghiệp lại nên khoản tiền khoản đền bù này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm hợp lý.
Ông Tạ Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Sơn Trường nhấn mạnh rằng việc dừng hợp đồng thuê đất là trường hợp bất khả kháng, ông xin nhận bồi thường 100%, không để cho ai bị thiệt hại.
Hiện nay vướng mắc trong việc khắc phục hậu quả của sự cố trên là phía Công ty Sơn Trường và chính quyền địa phương chưa tìm ra tiếng nói chung trong cách tính toán tổng thiệt hai.
Ông Tạ Quyết Thắng cho rằng phần bồi thường của ông chỉ dừng lại ở ba mục chính đó là làm mới lại cầu hơn 26,8 triệu đồng, mùa lại hệ thống cống gần 12 triệu đồng, đắp lại bở thửa 7 triệu đồng, vị chi khoảng 40 triệu đồng.
Ông nói doanh nghiệp đã thuê hợp đồng làm cầu, mua cống, chỉ còn lại đắp bờ thửa dự kiến mất ba ngày là hoàn tất. Tuy nhiên, do xã có ý định chia lại ruộng đất nên ông sẵn sàng để lại 7 triệu đồng này cho xã làm chi phí triển khai.
Ông Thắng chỉ cho rằng mình không có trách nhiệm gì về những thiệt hại sau ngày 20/3/2010, ông cũng đưa ra phương án sẽ hỗ trợ cho nông dân khoản tiền 60.000 đồng/sào ruộng.
Trái ngược với cách tính của ông, phía huyện Tiên Lãng lại tính toán cho rằng tổng thiệt hại do Công ty Sơn Trường gây ra cho xã Khởi Nghĩa lên tới 2,6 tỷ đồng. Mọi tổn thất mà huyện Tiên Lãng tính toán đều cao gấp 10 đến vài chục lần so với cách tính của Công ty Sơn Trường. Người nông dân cũng đang yêu cầu ông phải bồi thường tiền thuê đất thêm từ 1-2 vụ nữa.
Đã hơn hai tháng kể từ ngày xảy ra sự cố trên, ông Tạ Quyết Thắng chưa một lần về xã Khởi Nghĩa trực tiếp gặp dân để giải quyết, tháo gỡ vướng mắc. Ông còn cho rằng ông Nguyễn Văn Dim, Bí thư Đảng ủy xã Khởi Nghĩa ngăn không cho ông đến gặp dân.
Ngược lại, phía ông Dim khẳng định không có gì ngăn cấm ông Thắng về với dân. Hơn nữa, ông Thắng chưa từng đề cập vấn đề với xã xin về làm việc với dân. Tuy vậy ông Dim cũng thừa nhận ông đã thông báo về tình hình bức xúc của dân, theo đó nếu ông Thắng về sẽ có khả năng người dân không cho ông ra khỏi xã./.
Xung quanh vấn đề này, Luật sư Lê Quang Hiệp, Văn phòng luật sư Á Đông thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hải Phòng cho biết nông dân Khởi Nghĩa có quyền yêu cầu Công ty Sơn Trường tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê đất như đã cam kết.
Trường hợp phía Công ty Sơn Trường đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không đền bù thỏa đáng thì nông dân xã Khởi Nghĩa có quyền khởi kiện Công ty ra tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc chấm dứt hợp đồng này gây ra về các khoản như cơ sở hạ tầng và giá trị hợp đồng.
Trong đó, bồi thường giá trị hợp đồng, người dân có quyền yêu cầu Công ty Sơn Trường bồi thường với một tỷ lệ hợp lý trong tổng số giá trị hợp đồng của bốn năm còn lại (đến tháng 6/2014).
Hợp đồng thuê đất giữa các hộ nông dân với Công ty Sơn Trường có thời hạn xác định rõ là 5 năm, mỗi năm công ty cam kết trả 250kg thóc/sào.
Khi Công ty Sơn Trường đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn vì bất kỳ lý do gì, lỗi hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải trả tiền thuê đất đến tháng 6/2014. Tuy nhiên, vì nông dân nhận đất về vẫn có thể sản xuất nông nghiệp lại nên khoản tiền khoản đền bù này sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm hợp lý.
Ông Tạ Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Công ty Sơn Trường nhấn mạnh rằng việc dừng hợp đồng thuê đất là trường hợp bất khả kháng, ông xin nhận bồi thường 100%, không để cho ai bị thiệt hại.
Hiện nay vướng mắc trong việc khắc phục hậu quả của sự cố trên là phía Công ty Sơn Trường và chính quyền địa phương chưa tìm ra tiếng nói chung trong cách tính toán tổng thiệt hai.
Ông Tạ Quyết Thắng cho rằng phần bồi thường của ông chỉ dừng lại ở ba mục chính đó là làm mới lại cầu hơn 26,8 triệu đồng, mùa lại hệ thống cống gần 12 triệu đồng, đắp lại bở thửa 7 triệu đồng, vị chi khoảng 40 triệu đồng.
Ông nói doanh nghiệp đã thuê hợp đồng làm cầu, mua cống, chỉ còn lại đắp bờ thửa dự kiến mất ba ngày là hoàn tất. Tuy nhiên, do xã có ý định chia lại ruộng đất nên ông sẵn sàng để lại 7 triệu đồng này cho xã làm chi phí triển khai.
Ông Thắng chỉ cho rằng mình không có trách nhiệm gì về những thiệt hại sau ngày 20/3/2010, ông cũng đưa ra phương án sẽ hỗ trợ cho nông dân khoản tiền 60.000 đồng/sào ruộng.
Trái ngược với cách tính của ông, phía huyện Tiên Lãng lại tính toán cho rằng tổng thiệt hại do Công ty Sơn Trường gây ra cho xã Khởi Nghĩa lên tới 2,6 tỷ đồng. Mọi tổn thất mà huyện Tiên Lãng tính toán đều cao gấp 10 đến vài chục lần so với cách tính của Công ty Sơn Trường. Người nông dân cũng đang yêu cầu ông phải bồi thường tiền thuê đất thêm từ 1-2 vụ nữa.
Đã hơn hai tháng kể từ ngày xảy ra sự cố trên, ông Tạ Quyết Thắng chưa một lần về xã Khởi Nghĩa trực tiếp gặp dân để giải quyết, tháo gỡ vướng mắc. Ông còn cho rằng ông Nguyễn Văn Dim, Bí thư Đảng ủy xã Khởi Nghĩa ngăn không cho ông đến gặp dân.
Ngược lại, phía ông Dim khẳng định không có gì ngăn cấm ông Thắng về với dân. Hơn nữa, ông Thắng chưa từng đề cập vấn đề với xã xin về làm việc với dân. Tuy vậy ông Dim cũng thừa nhận ông đã thông báo về tình hình bức xúc của dân, theo đó nếu ông Thắng về sẽ có khả năng người dân không cho ông ra khỏi xã./.
Văn Đức (Vietnam+)