Tỉnh Bình Thuận đã huy động các cấp và lực lượng chức năng tích cực triển khai công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống phá rừng trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng vẫn diễn biến phức tạp, nhất là các khu vực giáp ranh với hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai.
Nguy hiểm hơn, tình trạng chống người thi hành công vụ cũng tăng, cho thấy lâm tặc ngày càng manh động và coi thường pháp luật.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, tình trạng phá rừng tại địa bàn giáp ranh vẫn diễn ra phức tạp. Tính đến tháng 11/2012, lực lượng bảo vệ rừng trên toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý vi phạm 1.162 vụ phá rừng, tịch thu 1.200 m3 gỗ các loại. Điểm nóng nhất về tình trạng phá rừng là tại huyện Bắc Bình.
Ông Võ Thái Hòa - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Bình cho biết, rừng Bắc Bình có chiều dài vùng giáp ranh với huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) gần 40 km, chỉ cách nhau dãy núi, nhưng phía Đức Trọng chỉ là rừng chồi hoặc rừng thông và rẫy của người dân. Còn phía Bắc Bình, nhờ bảo vệ rừng tốt trong nhiều năm qua, nên rừng vẫn còn phong phú với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm. Vì vậy, rừng ở Bắc Bình ngày đêm bị lâm tặc rình rập và tàn phá bất cứ khi nào có thể.
Bên cạnh đó, tình hình lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép cũng diễn ra khá phức tạp, chủ yếu ở các huyện giáp ranh với tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng như Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc. Tại đây, hàng trăm hộ dân đã tự ý vào rừng phát, đốt trên diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Trong năm 2012, các đơn vị chủ rừng đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra truy quét và phá bỏ cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích trên 200 ha.
Đặc biệt, tình trạng chống người thi hành công vụ của lâm tặc ngày càng nhiều. Lâm tặc thường hoạt động thành băng nhóm, hung hãn, liều lĩnh và bất chấp pháp luật. Trong năm qua xảy ra 13 vụ chống người thi hành công vụ tại các huyện giáp ranh của tỉnh.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, tình hình mua bán, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là các khu vực rừng giáp ranh. Tỉnh Bình Thuận đã thành lập các Tổ kiểm tra liên ngành gồm: công an, quân sự huyện, Hạt Kiểm lâm để tổ chức truy quét chống phá rừng. Ngoài ra, Bình Thuận cũng đang tăng cường phối hợp các tỉnh Ninh Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu trong công tác tuần tra giữ rừng giáp ranh.
Hiện nay, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) và huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phối hợp thành lập đoàn kiểm tra bảo vệ rừng tại các khu vực giáp ranh. Công an huyện Đức Trọng đang tiến hành nắm lại các cơ sở chế biến gỗ, đối tượng và số lượng xe cải tiến chuyên mua bán, khai thác lâm sản trái phép để tổ chức học tập, ký cam kết. Song song đó, Hạt Kiểm lâm Bắc Bình sẽ tăng cường tuần tra, truy quét vận chuyển gỗ trái phép tại các tuyến đường rừng, đường giao thông liên xã./.
Nguy hiểm hơn, tình trạng chống người thi hành công vụ cũng tăng, cho thấy lâm tặc ngày càng manh động và coi thường pháp luật.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, tình trạng phá rừng tại địa bàn giáp ranh vẫn diễn ra phức tạp. Tính đến tháng 11/2012, lực lượng bảo vệ rừng trên toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý vi phạm 1.162 vụ phá rừng, tịch thu 1.200 m3 gỗ các loại. Điểm nóng nhất về tình trạng phá rừng là tại huyện Bắc Bình.
Ông Võ Thái Hòa - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Bình cho biết, rừng Bắc Bình có chiều dài vùng giáp ranh với huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) gần 40 km, chỉ cách nhau dãy núi, nhưng phía Đức Trọng chỉ là rừng chồi hoặc rừng thông và rẫy của người dân. Còn phía Bắc Bình, nhờ bảo vệ rừng tốt trong nhiều năm qua, nên rừng vẫn còn phong phú với nhiều chủng loại gỗ quý hiếm. Vì vậy, rừng ở Bắc Bình ngày đêm bị lâm tặc rình rập và tàn phá bất cứ khi nào có thể.
Bên cạnh đó, tình hình lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép cũng diễn ra khá phức tạp, chủ yếu ở các huyện giáp ranh với tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng như Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc. Tại đây, hàng trăm hộ dân đã tự ý vào rừng phát, đốt trên diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng phòng hộ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Trong năm 2012, các đơn vị chủ rừng đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra truy quét và phá bỏ cây trồng trái phép trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích trên 200 ha.
Đặc biệt, tình trạng chống người thi hành công vụ của lâm tặc ngày càng nhiều. Lâm tặc thường hoạt động thành băng nhóm, hung hãn, liều lĩnh và bất chấp pháp luật. Trong năm qua xảy ra 13 vụ chống người thi hành công vụ tại các huyện giáp ranh của tỉnh.
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, tình hình mua bán, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là các khu vực rừng giáp ranh. Tỉnh Bình Thuận đã thành lập các Tổ kiểm tra liên ngành gồm: công an, quân sự huyện, Hạt Kiểm lâm để tổ chức truy quét chống phá rừng. Ngoài ra, Bình Thuận cũng đang tăng cường phối hợp các tỉnh Ninh Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu trong công tác tuần tra giữ rừng giáp ranh.
Hiện nay, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) và huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phối hợp thành lập đoàn kiểm tra bảo vệ rừng tại các khu vực giáp ranh. Công an huyện Đức Trọng đang tiến hành nắm lại các cơ sở chế biến gỗ, đối tượng và số lượng xe cải tiến chuyên mua bán, khai thác lâm sản trái phép để tổ chức học tập, ký cam kết. Song song đó, Hạt Kiểm lâm Bắc Bình sẽ tăng cường tuần tra, truy quét vận chuyển gỗ trái phép tại các tuyến đường rừng, đường giao thông liên xã./.
Nguyễn Thanh (TTXVN)