Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) khẳng định nông nghiệp phải giữ vị trí hàng đầu trong giải pháp chống biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt tôn trọng và ủng hộ những phát triển và nhu cầu an ninh lương thực của các nước đang phát triển.
Nhận định trên được FAO đưa ra tại cuộc họp với nhóm chuyên gia Liên hợp quốc về các biện pháp chống tác động lâu dài của biến đổi khí hậu ngày 16/6.
Trong kiến nghị về chương trình làm việc của nhóm chuyên gia Liên hợp quốc, FAO kêu gọi thực thi các hành động khẩn cấp để nông nghiệp có thể giúp làm giảm và loại bỏ các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường sự linh hoạt của các hệ thống sản xuất nông nghiệp nhằm giúp chúng thích nghi tốt hơn với tình trạng ấm lên của Trái Đất và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn tại các khu vực nghèo nhất của thế giới.
Bên cạnh đó, các nước và Liên hợp quốc còn cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng chương trình hành động nông nghiệp nhằm nghiên cứu, khảo sát các vấn đề khoa học công nghệ và phương pháp luận để có thể giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp cũng như giúp lĩnh vực nông nghiệp thích nghi với biến đổi này.
Nhờ chương trình hành động trên, nông dân có thể tiếp cận các nguồn tài chính trung hạn cũng như đột xuất để thích nghi với biến đổi khí hậu nhằm tăng cường sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới, dự kiến lên tới 9 tỷ người vào năm 2050.
Trong khi đó, tại diễn đàn Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 19 nhà khoa học hàng đầu ở tất cả các khu vực trên thế giới đã kiến nghị WMO giám sát tình trạng hạn hán hiện đang trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn trên thế giới, gây ra tác động to lớn đến sản xuất nông nghiệp. Để khuyến khích việc sử dụng các dữ liệu chung về hạn hán trên toàn cầu, Liên hợp quốc cần xây dựng khuôn khổ chung về giám sát và cảnh báo sớm hạn hán./.
Nhận định trên được FAO đưa ra tại cuộc họp với nhóm chuyên gia Liên hợp quốc về các biện pháp chống tác động lâu dài của biến đổi khí hậu ngày 16/6.
Trong kiến nghị về chương trình làm việc của nhóm chuyên gia Liên hợp quốc, FAO kêu gọi thực thi các hành động khẩn cấp để nông nghiệp có thể giúp làm giảm và loại bỏ các khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường sự linh hoạt của các hệ thống sản xuất nông nghiệp nhằm giúp chúng thích nghi tốt hơn với tình trạng ấm lên của Trái Đất và những điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn tại các khu vực nghèo nhất của thế giới.
Bên cạnh đó, các nước và Liên hợp quốc còn cần đẩy nhanh tiến trình xây dựng chương trình hành động nông nghiệp nhằm nghiên cứu, khảo sát các vấn đề khoa học công nghệ và phương pháp luận để có thể giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp cũng như giúp lĩnh vực nông nghiệp thích nghi với biến đổi này.
Nhờ chương trình hành động trên, nông dân có thể tiếp cận các nguồn tài chính trung hạn cũng như đột xuất để thích nghi với biến đổi khí hậu nhằm tăng cường sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới, dự kiến lên tới 9 tỷ người vào năm 2050.
Trong khi đó, tại diễn đàn Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 19 nhà khoa học hàng đầu ở tất cả các khu vực trên thế giới đã kiến nghị WMO giám sát tình trạng hạn hán hiện đang trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn trên thế giới, gây ra tác động to lớn đến sản xuất nông nghiệp. Để khuyến khích việc sử dụng các dữ liệu chung về hạn hán trên toàn cầu, Liên hợp quốc cần xây dựng khuôn khổ chung về giám sát và cảnh báo sớm hạn hán./.
(TTXVN/Vietnam+)