Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chính phủ các nước cần tập trung vào vấn đề chủ chốt là bảo vệ việc làm và củng cố lĩnh vực tài chính công khi rút dần các biện pháp đối phó với khủng hoảng.
Báo cáo "Hướng tới tăng trưởng" của OECD nhấn mạnh các chính phủ cần đảm bảo rằng việc rút các biện pháp khẩn cấp sẽ không ảnh hưởng tới đà tăng trưởng kinh tế và việc nâng cao chất lượng sống về dài hạn.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cảnh báo việc rút các biện pháp chống khủng hoảng quá sớm, nghĩa là trước khi sự phục hồi được đảm bảo, có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kép.
Những yếu tố chủ chốt để đảm bảo chất lượng cuộc sống bao gồm hành động khẩn cấp trong các vấn đề việc làm, cạnh tranh và thuế. Trong điều kiện hiện nay, mục tiêu hướng đến không chỉ là nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo việc làm mà còn là tăng cường lĩnh vực tài chính công, vốn bị suy yếu do khủng hoảng.
Một số biện pháp cắt giảm thuế nhằm đối phó với khủng hoảng đã chứng tỏ tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về dài hạn nên được tiếp tục, trong khi một số loại thuế cần được nâng lên.
OECD cũng cho rằng những điều chỉnh thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng có thể được tăng cường mà không ảnh hưởng tới sự cạnh tranh. Những cải cách ưu tiên là cần thiết để duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ ở Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi.
OECD cũng đề xuất về việc nới lỏng những quy định quá khắt khe trong các thị trường hàng hóa, củng cố các thị trường tài chính và tăng cường các quyền sở hữu trí tuệ.
Khủng hoảng đã xói mòn tiềm năng tăng trưởng của các nước OECD, khiến sản lượng kinh tế giảm trung bình 3%. Nhiều nước rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách, do phải tăng cường chi tiêu để đối phó với khủng hoảng trong lúc các nguồn thu giảm. Hiện chính phủ các nước đang thắt chặt chi tiêu nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, mặc dù đà phục hồi kinh tế vẫn mong manh./.
Báo cáo "Hướng tới tăng trưởng" của OECD nhấn mạnh các chính phủ cần đảm bảo rằng việc rút các biện pháp khẩn cấp sẽ không ảnh hưởng tới đà tăng trưởng kinh tế và việc nâng cao chất lượng sống về dài hạn.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cảnh báo việc rút các biện pháp chống khủng hoảng quá sớm, nghĩa là trước khi sự phục hồi được đảm bảo, có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kép.
Những yếu tố chủ chốt để đảm bảo chất lượng cuộc sống bao gồm hành động khẩn cấp trong các vấn đề việc làm, cạnh tranh và thuế. Trong điều kiện hiện nay, mục tiêu hướng đến không chỉ là nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo việc làm mà còn là tăng cường lĩnh vực tài chính công, vốn bị suy yếu do khủng hoảng.
Một số biện pháp cắt giảm thuế nhằm đối phó với khủng hoảng đã chứng tỏ tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về dài hạn nên được tiếp tục, trong khi một số loại thuế cần được nâng lên.
OECD cũng cho rằng những điều chỉnh thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng có thể được tăng cường mà không ảnh hưởng tới sự cạnh tranh. Những cải cách ưu tiên là cần thiết để duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ ở Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nam Phi.
OECD cũng đề xuất về việc nới lỏng những quy định quá khắt khe trong các thị trường hàng hóa, củng cố các thị trường tài chính và tăng cường các quyền sở hữu trí tuệ.
Khủng hoảng đã xói mòn tiềm năng tăng trưởng của các nước OECD, khiến sản lượng kinh tế giảm trung bình 3%. Nhiều nước rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách, do phải tăng cường chi tiêu để đối phó với khủng hoảng trong lúc các nguồn thu giảm. Hiện chính phủ các nước đang thắt chặt chi tiêu nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách, mặc dù đà phục hồi kinh tế vẫn mong manh./.
Lê Minh (Vietnam+)