Hồi 14 giờ 30 phút ngày 14/11, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn tiếp tục có Công điện khẩn số 51/CĐ-TW (số 3 về áp thấp nhiệt đới gần bờ số 5 trên Biển Đông) về việc khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Công điện trên được gửi tới Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau và Kiên Giang; các Bộ: Quốc Phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 14/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông và đang di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Dự kiến sáng và trưa ngày mai (15/11), áp thấp nhiệt đới sẽ vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất ở vùng tâm mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các Bộ khẩn cấp kêu gọi, sắp xếp tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm vào nơi neo đậu an toàn xong trước 6 giờ sáng 15/11, đặc biệt lưu ý tàu thuyền nhỏ ven bờ; lồng bè nuôi trồng thủy sản; không để người ở lại trên tàu, thuyền trong khu neo đậu, lồng bè, chòi canh ven biển khi áp thấp nhiệt đới đổ bộ. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định phía Nam Vĩ tuyến 11,0.
Kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết không để tàu, thuyền hoạt động trên các sông, khu vực cửa sông, ven biển để đảm bảo an toàn; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân ở các vùng trũng thấp, vùng cửa sông ven biển; vùng sạt lở nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh căn cứ diễn biến áp thấp nhiệt đới chủ động quyết định thời điểm sơ tán; chằng chống nhà cửa, công trình đề phòng dông, lốc. Kiểm tra sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn đê điều, các công trình đang xây dựng ven biển; Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn./.
Công điện trên được gửi tới Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau và Kiên Giang; các Bộ: Quốc Phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 14/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,3 độ Vĩ Bắc; 109,2 độ Kinh Đông và đang di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Dự kiến sáng và trưa ngày mai (15/11), áp thấp nhiệt đới sẽ vào đất liền các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau với sức gió mạnh nhất ở vùng tâm mạnh cấp 8, giật cấp 9.
Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố và các Bộ khẩn cấp kêu gọi, sắp xếp tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm vào nơi neo đậu an toàn xong trước 6 giờ sáng 15/11, đặc biệt lưu ý tàu thuyền nhỏ ven bờ; lồng bè nuôi trồng thủy sản; không để người ở lại trên tàu, thuyền trong khu neo đậu, lồng bè, chòi canh ven biển khi áp thấp nhiệt đới đổ bộ. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định phía Nam Vĩ tuyến 11,0.
Kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết không để tàu, thuyền hoạt động trên các sông, khu vực cửa sông, ven biển để đảm bảo an toàn; rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân ở các vùng trũng thấp, vùng cửa sông ven biển; vùng sạt lở nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh căn cứ diễn biến áp thấp nhiệt đới chủ động quyết định thời điểm sơ tán; chằng chống nhà cửa, công trình đề phòng dông, lốc. Kiểm tra sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn đê điều, các công trình đang xây dựng ven biển; Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn./.
Thanh Tuấn (TTXVN)