Đại tá phi công - Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy - người con của quê hương Lai Vung, Đồng Tháp, đã nhiều lần vinh dự gặp Bác Hồ. Kỷ niệm về những lần gặp gỡ ấy được ông lưu giữ mãi để kể lại cho thế hệ trẻ hôm nay.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy, còn được gọi thân mật là ông Bảy phi công, hiện sống trong một căn nhà giản dị tại khóm 4 - thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp (xứ sở của quít hồng).
Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, chúng tôi đến thăm và được nghe ông kể nhiều về những lần được gặp Bác Hồ ở Thủ đô Hà Nội.
Ông Bảy không nhớ rõ bao nhiêu lần được gặp Bác Hồ, nhưng với ông, những lần được gặp Bác là những ngày vui nhất của mình.
Năm 1954, khi 18 tuổi, ông Bảy tập kết ra Bắc, đến năm 1960 được chọn đi Trung Quốc học lái máy bay để về chiến đấu với giặc Mỹ.
Từ năm 1954 đến năm 1959, ông được gặp Bác Hồ vài lần nhưng đó là những lần gặp gỡ không chính thức vì lúc đó Bác chỉ đến thăm hỏi đơn vị. Tuy nhiên, trong những lần đó, ông đã ấn tượng sâu sắc về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy kể về Bác rất say sưa: “Bác rất giản dị. Mỗi lần đến thăm đơn vị Bác đều mặc bộ áo nâu sờn vai và mang đôi dép râu quen thuộc. Bác rất nhanh nhẹn. Nghe Bác đến thăm, cả đơn vị xếp hàng ngoài cổng trước để chào Bác nhưng Bác đã đi vòng ra cổng sau lúc nào không hay. Bác đi từ đằng sau đến làm cả đơn vị ai cũng ngạc nhiên. Thăm hỏi cán bộ, chiến sỹ xong Bác lại đi tham quan nhà bếp, nhà vệ sinh của đơn vị để kiểm tra việc ăn uống, sinh hoạt của anh em. Lần nào Bác cũng dặn kỹ càng...”
Lần ông Bảy được gặp gỡ chính thức Bác Hồ là vào năm 1960, trước khi ông lên đường sang Trung Quốc học lái máy bay. Khi đó, Bác đã gặp gỡ ông cùng các chiến sỹ khác nhắc nhở và giao nhiệm vụ: “Các cháu là những học sinh, chiến sỹ miền Nam, phải học tập rèn luyện thật tốt để trở thành những phi công giỏi để chiến đấu giải phóng đất nước và còn để chở Bác về thăm đồng bào, đồng chí miền Nam nữa...”
Ông tâm sự, khi sang Trung quốc học, tuy bản thân có thể lực cực tốt nhưng trong một năm đầu học lái máy bay do chưa quen nên ông liên tục bị ói. Nhưng ông tự nhủ với lòng sẽ quyết tâm thực hiện theo lời Bác căn dặn, sẽ đánh thắng giặc Mỹ và sẽ lái máy bay đưa Bác vào thăm quê hương miền Nam. Vì thế mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập ông đều vượt qua.
Năm 1965, ông Bảy là một trong số những phi công đầu tiên lái máy bay trở về Việt Nam, sẵn sàng cho cuộc chiến đấu với Không lực Hoa Kỳ.
Từ tháng 4/1966 đến năm 1967, ông có 13 lần lái máy bay Mig-17 chiến đấu với máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, bảy lần ông nhấn nút và bắn rơi bảy máy bay Mỹ. Mỗi lần bắn hạ máy bay Mỹ ông được nhận một Huy hiệu Bác Hồ.
Sau những lần thắng trận trở về ông lại được gặp Bác Hồ và được Bác khen ngợi, động viên. Ông còn nhớ như in lần gặp Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch vào năm 1966. Được gặp Bác và bắt tay với Bác, nghe Bác dặn dò nhiều điều làm ông rất cảm động và nhớ mãi không quên.
Sau khi được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vào năm 1967, ông lại vinh dự được gặp Bác Hồ.
Với những chiến công đặc biệt của mình, trong nhiệm kỳ Đại biểu Quốc hội khóa 4 từ năm 1967 đến năm 1971, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy được bầu vào Đoàn Chủ tịch và ông lại được gặp Bác rất nhiều lần nữa.
Với bảy Huy hiệu Bác Hồ, năm 1969, khi Bác mất, trong những ngày lễ tang Bác, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy được phân công trực bên thi hài Bác Hồ trong bảy ngày liên tiếp. Đó là những ngày xúc động nhất trong cuộc đời ông. Ông kể, bản thân ông tiếc nuối vì chưa thực hiện được việc lái máy bay đưa Bác vào thăm đồng bào miền Nam như đã hứa.
Vào ngày 9/9/1969, đúng vào thời điểm thiêng liêng, xúc động trong lễ tang Bác Hồ, trên bầu trời Hà Nội xuất hiện hai biên đội Mig-21 và Mig-17 bay thật thấp qua Quảng trường Ba Đình nghiêng cánh chào vĩnh biệt Bác. Ông Bảy chính là Phi đội trưởng của nhóm Mig-17 gồm 12 chiếc đó.
Cũng như hàng triệu trái tim khác trên đất nước Việt Nam, khoảnh khắc đó ông phải cố nén nước mắt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng giao phó.
Được gặp Bác Hồ khi Người còn sống là niềm ước ao và vinh dự của nhiều người dân miền Nam. Vì thế, với Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy, những lần được gặp Bác là những dấu ấn không bao giờ phai mờ trong trái tim ông./.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy, còn được gọi thân mật là ông Bảy phi công, hiện sống trong một căn nhà giản dị tại khóm 4 - thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp (xứ sở của quít hồng).
Nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, chúng tôi đến thăm và được nghe ông kể nhiều về những lần được gặp Bác Hồ ở Thủ đô Hà Nội.
Ông Bảy không nhớ rõ bao nhiêu lần được gặp Bác Hồ, nhưng với ông, những lần được gặp Bác là những ngày vui nhất của mình.
Năm 1954, khi 18 tuổi, ông Bảy tập kết ra Bắc, đến năm 1960 được chọn đi Trung Quốc học lái máy bay để về chiến đấu với giặc Mỹ.
Từ năm 1954 đến năm 1959, ông được gặp Bác Hồ vài lần nhưng đó là những lần gặp gỡ không chính thức vì lúc đó Bác chỉ đến thăm hỏi đơn vị. Tuy nhiên, trong những lần đó, ông đã ấn tượng sâu sắc về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy kể về Bác rất say sưa: “Bác rất giản dị. Mỗi lần đến thăm đơn vị Bác đều mặc bộ áo nâu sờn vai và mang đôi dép râu quen thuộc. Bác rất nhanh nhẹn. Nghe Bác đến thăm, cả đơn vị xếp hàng ngoài cổng trước để chào Bác nhưng Bác đã đi vòng ra cổng sau lúc nào không hay. Bác đi từ đằng sau đến làm cả đơn vị ai cũng ngạc nhiên. Thăm hỏi cán bộ, chiến sỹ xong Bác lại đi tham quan nhà bếp, nhà vệ sinh của đơn vị để kiểm tra việc ăn uống, sinh hoạt của anh em. Lần nào Bác cũng dặn kỹ càng...”
Lần ông Bảy được gặp gỡ chính thức Bác Hồ là vào năm 1960, trước khi ông lên đường sang Trung Quốc học lái máy bay. Khi đó, Bác đã gặp gỡ ông cùng các chiến sỹ khác nhắc nhở và giao nhiệm vụ: “Các cháu là những học sinh, chiến sỹ miền Nam, phải học tập rèn luyện thật tốt để trở thành những phi công giỏi để chiến đấu giải phóng đất nước và còn để chở Bác về thăm đồng bào, đồng chí miền Nam nữa...”
Ông tâm sự, khi sang Trung quốc học, tuy bản thân có thể lực cực tốt nhưng trong một năm đầu học lái máy bay do chưa quen nên ông liên tục bị ói. Nhưng ông tự nhủ với lòng sẽ quyết tâm thực hiện theo lời Bác căn dặn, sẽ đánh thắng giặc Mỹ và sẽ lái máy bay đưa Bác vào thăm quê hương miền Nam. Vì thế mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập ông đều vượt qua.
Năm 1965, ông Bảy là một trong số những phi công đầu tiên lái máy bay trở về Việt Nam, sẵn sàng cho cuộc chiến đấu với Không lực Hoa Kỳ.
Từ tháng 4/1966 đến năm 1967, ông có 13 lần lái máy bay Mig-17 chiến đấu với máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc, bảy lần ông nhấn nút và bắn rơi bảy máy bay Mỹ. Mỗi lần bắn hạ máy bay Mỹ ông được nhận một Huy hiệu Bác Hồ.
Sau những lần thắng trận trở về ông lại được gặp Bác Hồ và được Bác khen ngợi, động viên. Ông còn nhớ như in lần gặp Bác Hồ ở Phủ Chủ tịch vào năm 1966. Được gặp Bác và bắt tay với Bác, nghe Bác dặn dò nhiều điều làm ông rất cảm động và nhớ mãi không quên.
Sau khi được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân vào năm 1967, ông lại vinh dự được gặp Bác Hồ.
Với những chiến công đặc biệt của mình, trong nhiệm kỳ Đại biểu Quốc hội khóa 4 từ năm 1967 đến năm 1971, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy được bầu vào Đoàn Chủ tịch và ông lại được gặp Bác rất nhiều lần nữa.
Với bảy Huy hiệu Bác Hồ, năm 1969, khi Bác mất, trong những ngày lễ tang Bác, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy được phân công trực bên thi hài Bác Hồ trong bảy ngày liên tiếp. Đó là những ngày xúc động nhất trong cuộc đời ông. Ông kể, bản thân ông tiếc nuối vì chưa thực hiện được việc lái máy bay đưa Bác vào thăm đồng bào miền Nam như đã hứa.
Vào ngày 9/9/1969, đúng vào thời điểm thiêng liêng, xúc động trong lễ tang Bác Hồ, trên bầu trời Hà Nội xuất hiện hai biên đội Mig-21 và Mig-17 bay thật thấp qua Quảng trường Ba Đình nghiêng cánh chào vĩnh biệt Bác. Ông Bảy chính là Phi đội trưởng của nhóm Mig-17 gồm 12 chiếc đó.
Cũng như hàng triệu trái tim khác trên đất nước Việt Nam, khoảnh khắc đó ông phải cố nén nước mắt để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng giao phó.
Được gặp Bác Hồ khi Người còn sống là niềm ước ao và vinh dự của nhiều người dân miền Nam. Vì thế, với Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy, những lần được gặp Bác là những dấu ấn không bao giờ phai mờ trong trái tim ông./.
Nguyễn Văn Thi (TTXVN)