Sáng lập viên Facebook Mark Zuckerberg đã lên tiếng "mắng mỏ" những người đã chỉ trích giới tin tặc (hacker), cho rằng người ta có sự hiểu lầm về giới này.
Trong nỗ lực thu hút số tiền đầu tư khoảng 5 tỉ USD từ Phố Wall, ông trùm mạng xã hội mới 27 tuổi đã gửi một bức thư dài 2.100 chữ tới cho các nhà đầu tư mang tựa đề "The Hacker Way," trong đó giải thích kỹ càng về thế giới hacker.
"Từ 'hacker' đã bị gán cho nghĩa tiêu cực, do báo chí thường đưa tin về họ như những kẻ hay đột nhập vào máy tính," lá thư có đoạn viết. "Thực tế, hoạt động ‘hacking’ có nghĩa là xây dựng thứ gì đó thật nhanh hoặc thử nghiệm giới hạn của những điều ta có thể làm. Giống như mọi thứ, hacking có thể phục vụ cho điều tốt hoặc xấu, nhưng đại đa số hacker tôi đã gặp đều là những người tràn đầy lý tưởng, muốn có tác động tích cực lên thế giới."
Zuckerberg bảo vệ ‘hacking’, bác bỏ ý tưởng rằng đây là hành vi chỉ mang lại hậu quả xấu, dù anh không hề đề cập tới các nhóm hacker chuyên tấn công vào máy tính của các doanh nghiệp như Anonymous. Người ta cũng không rõ thông điệp của anh có chứa nhiều định nghĩa hay không.
"Hacker tin rằng có những thứ chứa khả năng trở nên tốt hơn và không thứ gì là hoàn hảo. Họ phải sửa chữa chúng, thường là ngay trước mặt những người nói rằng thứ đó không thể sửa chữa," anh nói.
Ngoài thông điệp hơi "kỳ" kể trên, lá thư còn hé lộ về cách thức làm việc tại công ty nổi tiếng bí mật có trụ sở ở Palo Alto, California, làm lộ ra một văn hóa ‘hacking’, nơi "các mã lệnh chiến thắng mọi cuộc tranh cãi."
"Hacker tin rằng ý tưởng và phương thức thực hiện tốt nhất sẽ luôn chiến thắng... Để khuyến khích hướng tiếp cận này, cứ mỗi tháng chúng tôi lại tổ chức một cuộc thi hack, nơi mọi người sẽ gây dựng các mẫu thử nghiệm để thể hiện ý tưởng mới của họ," Zuckerberg nói. "Cuối cùng, cả nhóm sẽ làm việc cùng nhau và xem xét những thứ đã được tạo ra. Rất nhiều các sản phẩm thành công nhất của chúng tôi đã ra đời từ các cuộc thi hack đó, gồm Timeline, chat, video, nền tảng phát triển di động và một số hạ tầng cơ sở quan trọng nhất như bộ biên dịch Hip-hop."
Zuckerberg nói rằng toàn bộ các giám đốc, dù không bị yêu cầu phải viết mã, vẫn phải trải qua một chương trình gọi là "Bootcamp" để học bộ mã cơ bản của Facebook và cách thức hệ thống hoạt động.
"Có rất nhiều anh chàng trong ngành công nghiệp này đang quản lý các kỹ sư và không muốn mó tay vào các loại mã. Nhưng những người chịu trách nhiệm thử nghiệm sản phẩm mà chúng tôi tìm kiếm cũng phải là các cá nhân sẵn sàng và có thể trải qua các khóa Bootcamp này."/.
Trong nỗ lực thu hút số tiền đầu tư khoảng 5 tỉ USD từ Phố Wall, ông trùm mạng xã hội mới 27 tuổi đã gửi một bức thư dài 2.100 chữ tới cho các nhà đầu tư mang tựa đề "The Hacker Way," trong đó giải thích kỹ càng về thế giới hacker.
"Từ 'hacker' đã bị gán cho nghĩa tiêu cực, do báo chí thường đưa tin về họ như những kẻ hay đột nhập vào máy tính," lá thư có đoạn viết. "Thực tế, hoạt động ‘hacking’ có nghĩa là xây dựng thứ gì đó thật nhanh hoặc thử nghiệm giới hạn của những điều ta có thể làm. Giống như mọi thứ, hacking có thể phục vụ cho điều tốt hoặc xấu, nhưng đại đa số hacker tôi đã gặp đều là những người tràn đầy lý tưởng, muốn có tác động tích cực lên thế giới."
Zuckerberg bảo vệ ‘hacking’, bác bỏ ý tưởng rằng đây là hành vi chỉ mang lại hậu quả xấu, dù anh không hề đề cập tới các nhóm hacker chuyên tấn công vào máy tính của các doanh nghiệp như Anonymous. Người ta cũng không rõ thông điệp của anh có chứa nhiều định nghĩa hay không.
"Hacker tin rằng có những thứ chứa khả năng trở nên tốt hơn và không thứ gì là hoàn hảo. Họ phải sửa chữa chúng, thường là ngay trước mặt những người nói rằng thứ đó không thể sửa chữa," anh nói.
Ngoài thông điệp hơi "kỳ" kể trên, lá thư còn hé lộ về cách thức làm việc tại công ty nổi tiếng bí mật có trụ sở ở Palo Alto, California, làm lộ ra một văn hóa ‘hacking’, nơi "các mã lệnh chiến thắng mọi cuộc tranh cãi."
"Hacker tin rằng ý tưởng và phương thức thực hiện tốt nhất sẽ luôn chiến thắng... Để khuyến khích hướng tiếp cận này, cứ mỗi tháng chúng tôi lại tổ chức một cuộc thi hack, nơi mọi người sẽ gây dựng các mẫu thử nghiệm để thể hiện ý tưởng mới của họ," Zuckerberg nói. "Cuối cùng, cả nhóm sẽ làm việc cùng nhau và xem xét những thứ đã được tạo ra. Rất nhiều các sản phẩm thành công nhất của chúng tôi đã ra đời từ các cuộc thi hack đó, gồm Timeline, chat, video, nền tảng phát triển di động và một số hạ tầng cơ sở quan trọng nhất như bộ biên dịch Hip-hop."
Zuckerberg nói rằng toàn bộ các giám đốc, dù không bị yêu cầu phải viết mã, vẫn phải trải qua một chương trình gọi là "Bootcamp" để học bộ mã cơ bản của Facebook và cách thức hệ thống hoạt động.
"Có rất nhiều anh chàng trong ngành công nghiệp này đang quản lý các kỹ sư và không muốn mó tay vào các loại mã. Nhưng những người chịu trách nhiệm thử nghiệm sản phẩm mà chúng tôi tìm kiếm cũng phải là các cá nhân sẵn sàng và có thể trải qua các khóa Bootcamp này."/.
Gia Bảo (Vietnam+)